NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 234

đang chuẩn bị để mở cửa rộng hơn nữa kể từ năm 1992. Chúng tôi không có
lý do để nghi ngờ gì về những lời hứa hẹn này. Hơn nữa, chúng tôi quan
niệm thế giới chia làm ba vùng kinh tế lớn : Mỹ, Nhật và CEE. Điều cần
thiết hơn cả là ba vùng này duy trì các quan hệ kinh tế tốt đẹp. Điều đó sẽ
đảm bảo cho sự ổn định chung của thị trường thế giới. Song thẳng thắn mà
nói, thì Mỹ và Nhật rõ ràng mạnh hơn Châu Âu. Cho nên, sau cuộc hội
nhập của thị trường Châu Âu, Châu Âu có lợi thế để có sức cạnh trang hơn.
Vả lại, đó là lý do tồn tại của thị trường duy nhất. Chúng tôi cho rằng sự hội
nhập Châu Âu sẽ mang lại cho Châu Âu một loạt các nhân tố tích cực cho
nền kinh tế của nó. Các triệu chứng đã thấy rõ : sản xuất tăng lên, đầu tư vọt
lên. Chúng tôi vui mừng về sự hội nhập sắp tới của thị trường Châu Âu”.

Tại Châu Âu, Nhật thường vị đánh giá là bạn hàng không trung thực.

Phải chăng Nhật không cần mở cửa hơn nữa cho hàng nước ngoài vào, nhất
là hàng của Châu Âu ? Koji Sugiue cười. Những chỉ trích này, ông đã rất rõ,
vì đã thường nghe nhiều. Dĩ nhiên, ông cũng đã biết câu trả lời. Tháng
13/1989, Nhật Bản đã đơn phương bãi bỏ các hạn chế thuế quan cho gần
1.000 sản phẩm, chỉ riêng nông nghiệp là vẫn còn được bảo hộ chặt chẽ.

“Những cuộc tranh luận lien quan đến việc mở cửa thị trường Nhật là

một câu chuyện dài dòng với CEE cũng như với Mỹ. Song đúng là trước
đây, ở một mức độ nhất định, Nhật đã là một thị trường khép kín. Hiện nay
chỉ còn một vài lĩnh vực nhưng nông nghiệp là vẫn còn đóng cửa. Nhưng
điều này cũng giống như ở tất cả các nước. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm
công nghiệp, Nhật Bản đã cố gắng rất lớn. Ông có biết rằng chỉ có sản
phẩm công nghệ là lĩnh vực duy nhất mà Nhật còn bảo vệ được thị trường
của mình chứ ? Đó là thị trường các sản phẩm như da, giầy. Còn ngoài ra là
hoàn toàn tự do trao đổi. Và thuế quan của chúng tôi thuộc loại thấp nhất
thế giới. Các xí nghiệp nước ngoài có thể bán hàng với các chính sách ưu
đãi giống như đối với các xí nghiệp Nhật. Theo quan điểm MITI về các sản
phẩm công nghiệp, thị trường của chúng tôi không còn đóng cửa nữa”.

Nhưng phải nói thế nào về những hạn chế được giấu kín, chẳng hạn như

hệ thống phân phối của Nhật, mãi cho đến bây giờ, cũng vẩn tẩy chay việc
buôn bán hàng nước ngoài trên khắp nước Nhật ?

“Các diễn văn đã được đọc lên đó đây nói về tổ chức xã hội và các thói

quen mua bán ở Nhật, nói cho đúng ra, đều không phải là những hạn chế
thuế quan cổ điển. Nhưng đây là một đề tài khó khăn. Mỗi nước đều có lịch
sử riêng, tập quán riêng, thực tế riêng và thói quen riêng. Không có gì tự
nhiên hơn thế. Bởi vậy cần phải hết sức thận trọng khi so sánh các hệ thống
khác nhau của các nước khác nhau. Cái nào là tốt nhất ? Ai có thể thẩm
định được ? Có lẽ chỉ một mình Thượng đế ? Nhưng Thượng đế không ở
trên trần gian, phải không ? Xin hiểu tôi cho rõ : tôi không muốn tán dương
hệ thống Nhật và tuyên bố rằng các thống khác là kém. Mỗi quốc gia đều có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.