Liệu đã đến lúc Châu Âu quay sang học hỏi nước Nhật chưa ? Yoichi
Tsuchiya dè dặt. Ông tỏ ra quá thông minh khi khoe khoang sức mạnh của
Nhật.
“Hai thế kỷ trước đây, trong lúc nước Pháp đã xây dựng được những đồ
thị hiện đại lộng lẫy, thì nước Nhật bấy giờ chỉ là một nước chậm tiến và chỉ
ở mức Ấn Độ hoặc Bangladesh ngày nay. Sau đó, nước Nhật dã phát triển
nhanh hơn nước Pháp. Nhưng Nhật sẽ gặp phải sự suy thoái. Sẽ đến một
ngày nào đó khi Nhật đạt đến đỉnh cao của nó và nó có thể bị Triều Tiên
hoặc thậm chí Ấn Độ và Trung Quốc qua mặt. Thật khó nói. Nếu chúng tôi
biết dự đoán những nhu cầu để dự trữ cho tương lai, thì dù suy thoái, nước
Nhật cũng sẽ không quá yếu. Thật quả là giống như tất cả mọi con người ở
đời đều có sinh, có tử, đất nước chúng tôi cũng sẽ có sinh có tử. Đối với các
xí nghiệp cũng thế thôi”.
Ông nói thêm :
“Hãy nhìn hành tinh Trái Đất : một dân số 5,3 tỉ người, nhưng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên rất giới hạn. Chúng ta phải lưu tâm đến một sự phân
khối đồng đều hơn các tài nguyên cho mỗi con người. Trong khuôn khổ đó,
có thể cần phải làm chậm lại nhịp độ phát triển cùa Nhật để có thể phân
phối tốt hơn các nguồn tài nguyên. Hãy lấy ví dụ một vườn hoa. Để thưởng
ngoạn được vẻ đẹp của nó, cần ngẩng đầu nhìn nó. Nhưng người Nhật
không làm thế, họ cứ cắm đầu cắm cổ lao thẳng đến trước mà không hề chú
ý đến nó. Vấn đề là cũng cùng lúc họ nhặt các cánh hoa và cho cào túi
(Yoichi Tsuchiya cười vì hình ảnh đó rồi ông nói tiếp ), thì nên bắt đầu suy
nghĩ về sự cần thiết phải chấm dứt xu hướng này. Người Nhật rất lanh lệ
trong việc thay đổi. Bởi vậy, chúng tôi còn phải làm việc cật lực để cho
những phiền trách mà người ta nghe được ở phương Tây về chúng tôi, chấm
dứt.”
Người Nhật và người Pháp đều là những công dân thế giới
Sự trưởng thành của dân tộc Nhật là gì ?
“Tôi nghĩ là nước Nhật đã trưởng thành. Có thể giờ đây nó là người đàn
ông 30 tuổi, trong khi Triều Tiên hoặc Đại Loan chỉ mới là những thanh
niên 18 tuổi. Có thể người Pháp các ông, khi quan sát những quốc gia như
Triều Tiên và Đài Loan, các ông có khuynh hướng nghĩ rằng đó chỉ đơn
giản là những thị trường nhỏ không quan trọng và không ảnh hưởng ?
Nhưng tôi cho rằng tốt hơn là nên xem xét lại thói quen đó. Vì khi các biên
giới mất đi, con người, tiền của, hàng hóa lưu chuyển dễ dàng hơn. Và rồi
đây có thể không còn nhiều khác biệt giữa người Pháp và người Nhật.
Chúng ta không nên lý luận cùng một cách như hiện nay. Sẽ không còn bất
hòa giữa chúng ta, giữa Nhật và Mỹ hoặc giữa Mỹ và Liên Xô. Nhưng,