kể từ tháng 12 năm 1989, đối với các hãng của Nhật thì công việc làm ăn
tồi tệ hơn vì thời giá giảm mạnh ở Kabuto Cho – Sở Giao dịch Tokyo.
Thế nhưng, Công ty mua bán chứng khoán Sanyo không hề bị đe dọa
phá sản. Nó có một văn phòng cao ốc gần trung tâm Tokyo và cũng là
phòng thương mại lớn nhất Nhật. Trong các hành lang của tầng lầu dành
riêng cho giới lãnh đạo, trên các bức tường và trên bàn đều được trang trí
rất nhiều tranh và đồ mỹ nghệ phương Tây.
Mở đầu cuộc phỏng vấn, một nữ nhân viên Nhật mang cà phê đựng trong
một cái tách mạ vàng mỏng. Tôi liếc mắt quan sát thấy cô gái cúi chào,
nhiều lần, gần như cúi sát mặt đất để biểu lộ sự kính trọng và khiêm tốn,
trước khi nhẹ nhàng khép cửa lại. Trừ tôi ra, không một ai trong phòng lưu
ý đến cô ta.
Yoichi Tsuchiya dành cho tôi 45 phút hội kiến. Đó là một cử chỉ quan
trọng đối với một người thường xuyên bỏ ra 12 đến 15 giờ mỗi ngày trong
cả đời để làm việc ở văn phòng của mình. Ông bắt đầu nói :
“Tôi nghĩ rằng rất không chắc chắn là Châu Âu trở thành một pháo đài
sau năm 1992. Châu Âu sẽ không thể đóng cửa thị trường của nó trước thế
giới bên ngoài. Trong thực tế, một thị trườn hợp nhất sẽ trở nên dễ tiếp cận
hơn là một tập hợp các thị trường manh mún vốn sắp hợp nhất đó. Sự đa
dạng của các đồng tiền Châu Âu sẽ khiến mọi việc trở nên khó khăn. Việc
lưu hành đồng tiền duy nhất trong CEE cho thị trường duy nhất, sẽ làm
giảm đi những phiền toái trong hối đoái. Chúng tôi sẽ dễ dùng giao dịch với
các ông. Những điểm yếu lớn nhất trong quan hệ của chúng tôi về lịch sử
của lục địa này. Rất nhiều những khía cạnh của Châu Âu mà chúng tôi
không biết đến nếu như không đọc các sách lịch sử để hiểu rõ. Chẳng hạn,
những liên hệ giữa Tây Âu và Đông Âu, sự hợp nhất của hai nước Đức. Đó
là điều khó hiểu đối với chúng tôi. Người Nhật chúng tôi cần phải nỗ lực để
hiểu rõ hơn thực tế của Châu Âu ngày nay”.
Liệu nước Nhật có thể hòa giải những mối đe dọa của chủ nghĩa bài Nhật
ở Châu Âu không ?
“Điều quan trọng trước tiên là chúng tôi cần xây dựng các quan hệ thân
thiện không đặt trên cơ sở đối đầu. Một trong những lý do thúc đẩy nhiều
người Châu ÂU tin vào một sự xâm lược của Nhật, chỉ đơn giản là qui mô
các xí nghiệp Châu Âu và Nhật Bản. Các xí nghiệp ở Châu Âu, nhất là các
xí nghiệp tư, đều nhỏ hơn rất nhiều so với các tập đoàn Nhật. Nhưng tôi tin
rằng đang tồn tại một nguyện vọng được cùng làm việc trong sự tin tưởng,
trên cơ sở một cuộc cạnh trang nghiêm chỉnh chứ không phải ý muốn thống
trị. Một lý do khác vốn đã tạo ra những nghi ngờ ở Châu Âu. Có những khó
khăn do hai ngôn ngữ khác nhau. Nhưng tôi nghĩ về lâu dài, vẫn đề này sẽ
được khắc phục từng bước so sự sử dụng ngày càng phổ biến tiếng Anh như