yêu hòa bình và không yêu chiến tranh. Đó là cái chính, tôi tin thế. Nhưng,
đồng thời, nó lại không yêu lao động lắm. Vì thế, chúng tôi phải chấp nhận
một sự tăng trưởng rất chậm và phải bằng lòng là một nước nhỏ bên lề. Đây
là dự đoán của tôi. Chúng tôi sắp mất tính hiếu chiến trong kinh tế của
mình. Điều đso là không tránh khỏi. Vậy, sự tăng trưởng kinh tế của chúng
tôi cũng sẽ chậm lại nhiều. Nhưng đó cũng là điều tự nhiên và cũng tốt
thôi”.
Tôi bày tỏ sự kính trọng của mình đối với sự khiêm tốn, có thể hơi quá,
của Nasu, cũng như đối với khả năng của ông khi về những lĩnh vực không
liên quan đến những mục tiêu phát triển của Sumitomo trên thế giới. Nhưng
những lời khen làm ông ngượng ngập. Sự khiêm tốn của ông thật mẫu mực.
“Thông thường, người Nhật chỉ biết nói vè kinh tế. Khi một nhà kinh
doanh Nhật gặp một kinh doanh Nhật khác, họ chỉ nói về kinh tế. Bao nhiêu
xe hơi đã được xuất khẩu ? Số dư mới nhất của ngoại thương là bao nhiêu ?
Nhưng cái đáng nói thật sự, không phải là những chuyện đó.Vấn đề là ở chỗ
khác, sâu xa hơn. Đó là những nền tảng văn hóa của chúng tôi. Nếu chúng
tôi không đề cập đén nó, vấn đề sẽ không bao giờ được giải quyết. Cần nói
ngay cuộc tranh luận này không hề hoặc gần như không hề diễn ra ở Nhật.
Thằng thắn mà nói giữa các nhà lãnh đạo công nghiệp, các viên chức, các
chủ ngân hàng, thậm chí đôi khi cả các giáo sư đại học, ông sẽ chỉ tìm được
rất ít người suy nghĩ về những vấn đề này và sẵn sàng đối thoại với người
phương Tây và người Mỹ. Thật đáng buồn”.
Tuy nhiên, tôi chỉ có thể bày tỏ sự bất đồng của mình và tôi nhấn mạnh
rẳng rất đông những người nói chuyện của tôi, kể cả các nhà lãnh đạo kinh
tế, cũng đã chứng tỏ sự quan tâm của học đối với nhiều vấn đề khác hơn là
các biểu đồ thống kê. Song ở nơi làm việc, họ có thảo luận với nhau về các
vấn đề đó không ? Trước mắt Hideyasu Nasu, tôi nói thêm rằng tôi rất
ngưỡng mộ Phật giáo mà toi coi đó là một triết lý khoan dung, về khá nhiều
phương diện còn cao hơn Thiên Chúa giáo của chúng tôi. Chúng tôi gần
như đồng ý kiến.
“Đúng đấy. Nếu như có một chủ đề tâm linh mà người Châu Á có thể
sánh được với người phương Tây, đso chính là lòng khoan dung. Bởi vì, xin
thứ lỗi cho tôi về lời chỉ trích có thể gây khó chịu này : người phương Tây
quá kiêu hãnh và quá ngạo mạn. Tôi nghĩ rằng nguồn gốc của hiện tượng
này là từ Thiên Chúa giáo. Con người là con của thượng đế và cao hơn con
vật, nó có quyền chinh phục thiên nhiên. Trong tư tưởng này có một cái gì
đó không ổn. Trong khi đó ở Châu Á, ông sẽ tìm thấy nhiều hơn sự rộng
lượng và cảm thông, bởi vì Phật giáo dạy chúng tôi trở nên đồng nhất với
thiên nhiên và đừng tự mình tách biệt với các sinh vật khác. Cần tôn trọng
tất cả mọi hình thái của sự sống. Có thể đây là mọt khái niệm có tính Châu