phép làm tính trong toán học, người Nhật chúng tôi cũng thuộc vào hàng
những người nhanh nhất thế giới ! (Hideyasu Nasu cười ). Nhưng toán học
không chỉ là phép tính. Nó cũng là sự kiến tạo vào sắp xếp tư tưởng, phải
không chứ ? Nên khi cần phải vượt qua khuôn khổ của phép tính thì những
đầu óc Nhật của chúng tôi lại không hoạt động tốt được nữa. Đó là điều tôi
đã nghiệm thấy. Hơn nữa, tôi đồng ý là trong tương lai, nền văn hóa của
chúng tôi vẫn sẽ mãi còn nằm bên lề, không phải là nền văn hóa trung tâm
đủ súc hút các nước khác. Nói điều đó, tôi hơi buồn, nhưng là nói rất thật
thà. Khi tôi nghiên cứu lịch sử và văn hóa của chúng tôi, tôi buộc phải thừa
nhận điều đó. Bởi vì chúng tôi không có được những nền tảng vững chắc.
Ông sẽ thấy ở chúng tôi các ảnh hưởng của Phật giáo, Khổng giáo, Thần
đạo và cả của Thiên Chúa giáo nữa. Nhật không có một tôn giáo thật sự.
Điều đó có nghĩa là người Nhật chúng tôi vốn không có những giá trị tâm
linh nên không ngừng phải tìm kiếm những giá trị vật chất và những lợi ích
trước mắt của mình. Chúng tôi không có những con người có khả năng nhìn
xa trông rộng về tương lai. Bất hạnh thay, chúng tôi lại thiếu loại nhãn quan
đó và thiếu tính lý luận.
Ngoài ra, tôi không thấy một quốc gia Châu Á nào có thể tặng cho các
nước phương Tây những giá trị phổ quát. Những giá rị nào quan trọng nhất
? Sự tự do, sự bình đẳng, quyền con người và nền dân chủ. Người Châu Âu
các ông đã nói đến các điều đó ngay đầu thế kỷ XX. Một thế kỷ sau, thế
giới mới bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của các giá trị phổ quan
đó. Chính người phương Tây đã cống hiến chúng tôi cho nhân loại. Trong
khi đó, người Châu Á, chúng tôi, ngoại trừ Ấn Độ đã mang lại những giá trị
gì để có thể so sánh được với họ ? Ngay cả Trung Quốc, với 5.000 năm lịch
sử đầy ấn tượng, cũng chẳng đem lại được gì thực sự là phổ quát. Đề tài này
là một vấn đề lớn cho tôi. Tại sao người Châu Á, bao gồm cả Trung Quốc
không cống hiến được cho nhân loại giá trị phổ quát nào, trong khi người
phương tây làm được ? Đó là nguy cơ đẩy chúng tôi ra bên lề bước tiến của
thế giới. Karl Marx đã nói về văn hóa và tinh thàn, tôi phải thừa nhận ông ta
có lý”.
Để học cách tự mình suy nghĩ, cuối cùng nước Nhật có cần cắt đứt cuống
nhau với Mỹ ?
“Đúng là cần thiết. Nhưng theo tôi, người Nhật vẫn còn là những đứa trẻ.
Những đứa con nít. Xử sự của chúng tôi vẫn còn trẻ con. Chúng tôi vẫn
chưa có một nền triết học. Quả là, chúng tôi có mạnh về kinh tế đấy. Nhưng
liệu những đứa bé luôn có được nguồn năng lượng để bán lại không ? Và có
thể là hơi mệt cho các người lớn đấy, phải không ? (Hideyasu lại cười ). Bởi
vậy, sức mạnh là ở đó. Đúng ra đó chỉ là sức mạnh vật lý mà lại không có
cái cốt yếu, là tinh thần. Nhưng tôi vẫn lạc quan. Bởi vì tôi tin chắc rằng
đứa bé đó, do thế hệ mới của Nhật đại diện, sẽ tiếp tục yêu hòa bình. Nó