có một vài khó khăn, bởi theo Hiến pháp của mình, chúng tôi không thể
quên có quân đội. Đó là một cái phanh kìm hãm các bước tiến về công nghệ
trong lĩnh vực này. Sẽ cần phải có thời gian để bắt kịp người Châu Âu,
người phương Tây. Nhưng chúng tôi sẽ bắt kịp một ngày nào đó. Tuy thế, ít
nhất cũng cần khoảng 10 năm. Người Nhật nhạy bắt chước hoặc thích ứng
những gì đã được chế tạo ở nơi khác. Ngay cả hiện nay, họ cũng chưa đủ
khả năng để tự sáng tạo ra một cái gì đó mới và độc đáo. Những nhà trí thức
hiểu rõ điều đó : ngay đến nay, người Nhật cũng khong phải là những nhà
sáng tạo. Chúng tôi tiếp tục bắt chước hoặc thích ứng. Bởi điều đó khắc sâu
trong truyền thống của chúng tôi. Chúng tôi không được sinh ra để sáng tạo.
Chúng tôi được tạo ra để học hỏi những gì mà các nước phương Tây đã có
rồi. Vì vậy, việc cải tạo phương pháp tư duy của chúng toi đòi hỏi cần rất
nhiều thời gian”.
Nước Nhật sẽ đạt tới đỉnh cao sáng tạo không ?
“Trong một số lĩnh vực, điều đó có thể được. Còn ngoài ra, tôi không
chắc lắm. Bởi vì, trong suốt chiều dài lịch sử của mình, người Nhật chưa
bao giời đưa ra được những giá trị phổ quát. Phải nói là chưa bao giờ. Và
họ khong có được mô hình để có thể xuất khẩu. Thật ra, cũng có một số lĩnh
vực chẳng hạn như mỹ thuật, thì chúng tôi là người sáng tạo. Các bản thủ
họa của chúng tôi rất độc đáo. Về văn chương, quả là người Nhật đã viết
tiểu thuyết từ rất sơm. Nhưng đó chỉ là những tác phẩm tầm phào, thứ cấp.
Còn cái thiết yếu như các cơ cấu của nền siêu hình học hiện đại, chúng tôi
chẳng là gì cả. Chúng tôi đã chẳng đóng góp được gì vào các nền tảng của
nó cả”.
Về khả nang thống trị thế giới, phải chăng ông đã nói quá lời ?
“Không, không, không ! Nước Nhật không có khả năng làm điều đó mà.
Quả quyết một điều ngược lại chỉ chứng tỏ một sự thiếu hiểu biết lớn về
lịch sử và văn hóa Nhật. Chỉ cần nghiên cứu một ít về nước Nhật và dân tộc
Nhật để biết rằng, trong lịch sử của đất nước này chưa bao giờ có thể tiến
hành được một chiến lược nghiêm chỉnh cho tới nơi tới chốn. Chưa bao giờ,
Thâm chí trong những năm 30, chủ nghĩa quân phiệt Nhật cũng chẳng dựa
vào một cơ sở khúc triết và mang tính rõ ràng, thuyết phục. Thật ra, chúng
tôi cũng có nói đến một thứ chủ nghĩa phát xít, song đó không gì khác hơn
là một nguyện vọng được cả nước đồng tình.”
Nước Nhật vẫn mãi bị xem là một mô hình bên lề
Như vậy là Nhật không muốn, nếu như chưa phải như vậy, bắt đầu con
đường bành trướng chính trị - kinh tế sao ?
“Không, không. Tôi kịch liệt phủ nhận điều đó. Đúng là người Nhật
thông minh. Nhưng bản chất thông minh của chúng tôi là gì ? Chẳng hạn về