NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 224

đầu những năm 70. Người ta đã nói đến “sự thách đố của Mỹ”, Bởi thế
cũng đã nổi lên một nỗi lo ngại rộng rãi trong người Châu Âu về nguy cơ
trở thành nạn nhân cho sự thống trị của Mỹ. Nhưng sự thống trị này đã
không xảy ra. Ngược lại, các nguồn đầu tư của Mỹ đã tỏ ra là một yếu tố
kích thích tốt nhất để đổi mới và phát triển nền kinh tế Châu Âu. Một điều
tương tự cũng sẽ xảy ra với nguồn đầu tư của Nhật. Mặt khác, đơn giản là
các nguồn đầu tư của Nhật không thể nào kéo dài hơn nữa với cùng một
nhịp độ như hiện nay. Bởi vì các nguồn đầu tư được tài trợ nhờ vào các
thặng dư mậu dịch. Nếu nguồn tiếp tục đầu tư nước ngoài, về lâu dài các
thặng dư này sẽ không còn. Điều này không tránh khỏi”.

Khi tôi nói xu hướng của người Nhật là sao chép các kỹ thuật phương

Tây thì Sato, trái với bản tính cố hữu của người Nhật là giữ kín các cảm
xúc, đã không thể kiềm chế và đỏ mặt giận dữ. Giọng ông ré cao :

“Chúng tôi khong hề sao chép. Nếu ông nói rằng chúng tôi sao chép, thì

đó là một thái độ rất xấc láo. Chúng tôi đã học tập. Chúng tôi đã có được
mọt số kinh nghiệm nhất định, bởi vì chúng tôi đã không ngừng học tập ở
thế giới bên ngoài trong suốt hai thiên niên kỷ vừa qua. Đầu tiên là học của
Trung Hoa, kế đó là Triều Tiên, sau đó là Ấn Độ, rồi đến phương Tây. Đó là
một truyền thống của Nhật Bnar. Và chúng tôi tiếp tục học hỏi các dân tộc
khác. Và không chỉ học ở người Pháp, còn học cả người Bỉ, người Nga,
người Nam Dương. Chúng tôi phải học hỏi. Đúng là về phương diện công
nghiệp và công nghệ, ngày nay chúng tôi không còn phải học nhiều nữa.
Nhưng tôi không nghĩ rằng chúng tôi không còn phải học hỏi nữa. Nghĩ thế
là rất xấc láo và tôi nghĩ rằng một dân tộc quả quyết là không còn gì để học
hỏi ở người khác nữa thì đó là mở đầu cho sự suy tàn của đất nước đó vậy”.

Hideyasu Nasu : Nước Nhật đã đánh mất tinh thần võ sĩ đạo

Là phó tổng giám đóc cơ quan kế hoạch hóa và điều phối của tổ hợp

công nghiệp và tài chánh khổng lồ Sumitomo, tổng giám đốc Ủy ban liên
lạc, Hideyasu Nasu là người thân Pháp. Cựu chủ tịch kiêm tổng giám đọc
Công ty Sumitomo – France từ 1982 – 1987, ông đã giữ một thiện cảm đặc
biệt đối với nước Pháp. Bị thu hút và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn
hóa Pháp, ông không còn hoàn toàn là ông ngày ông phải trở về Nhật.
Không hẳn là người Pháp, không hẳn là người Châu Âu, cũng không hẳn là
người Nhật thật sự. Sau đó, trải qua một giai đoạn tái thích nghi đầy khó
khăn với các qui định trong đời sống xã hội của Nhật, ông trở lại với cái
khuôn đúc Nhật và để rồi làm việc 10 giờ một ngày, 6 ngày một tuần, toàn
tâm toàn ý cho xí nghiệp. Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, ông cũng
bày tỏ nhiều tâm sự.

Phải chăng sự tăng trưởng của Nhật sẽ còn tiếp tục lâu dài với một nhịp

độ như thế ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.