NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 223

hơn. Vì ở Châu Âu, Pháp, Ý, Anh, còn có các nền kinh tế phát triển tương
đối và có thể đối trọng được với sức mạnh của Đức. Dù vậy, một vài nước
láng giềng của Đức đang lo ngại sự thống trị của Đức vốn là một thực tế.
Bởi vậy, hãy nhìn về Nhật ! GNP của nước Đức thống nhất vẫn còn thấp
hơn từ 50 – 75% so với Nhật. Xét về mặt lãnh thổ, Nhật còn lớn nước Đức
thống nhất, dù rằng có nhỏ hơn đôi chút sơ với Pháp. Và thế nên Nhật là
một cường quốc ! Cho nên thật là tự nhiên khi các quốc gia láng giềng nơm
nớp một mối lo ngại sâu sắc đối với khả năng thống trị của Nhật và khước
từ mọi liên minh với nó. Nhưng các quốc gia này sẽ chấp nhận lâu dài sự
lãnh đạo của Nhật Bản cho đến khi người Mỹ vẫn còn duy trì lực lượng
quân sự của họ tại đây và liên minh Mỹ - Nhật vẫn còn tốt đẹp. Một vài
người Nhật nói rằng chúng tôi cần phải cắt đứt mối liên hệ của chúng tôi
với nước Mỹ và thiết lập một liên minh với các nước Châu Á. Đó là ý tưởng
thật buồn cười.”

Không còn chỗ đứng cho các “bá chủ” trong thời đại hiện nay

Ranh giới giữa sự thống trị khu vực và sự thống trị toàn cầu thật là mờ.

Liệu có nguy cơ Nhật thống trị thế giới không ? Sự mỉa mai của Seizaburo
Sato chuyển sang cười ngất :

“Ý tưởng mới khôi hài làm sao ! Dĩ nhiên, tôi thừa nhận là có những kẻ

khờ khạo trên thế giới cũng như ở Nhật ! Rõ ràng là khôi hài ! Trước hết,
chúng ta đang sống trong một kỷ nguyện của sự tương thuộc. Tương thuộc
có nghĩa là chuyển giao công nghệ thông tin, của cải, dịch vụ và tư bản dễ
dàng hơn và nhanh hơn. Bằng cách này, một quốc gia đơn lẻ không thể nào
trở thành “bá chủ” được nữa. Ngay cả nước Mỹ cũng không thể còn là một
cường quốc bá chủ được nữa. Vậy thì làm sao nước Nhật có thể làm được
điều đó ? Thời kỳ bá quyền đã vĩnh viễn qua rồi. Chúng ta đang ở trong thời
kỳ của sự tương thuộc. Không thể chối cãi sức mạnh kinh tế cũng là một
sức mạnh chính trị. Nhưng điều đó thì bao giờ cũng vậy. Đó không phải là
một hiện tượng mới mẻ gì. Tại sao nước Anh lại hùng mạnh đến thế vào thế
kỷ XVIII và XIX ? Đó là nhờ vào sức mạnh kinh tế và công nghiệp. Anh đã
là quốc gia hiện đại hóa đầu tiên trên thế giới. Những cơ sở cho sự thống trị
của đế quốc Anh là như vậy đấy. Cho đến bây giờ, trong lịch sử nhân loại,
sức mạnh kinh tế đã luôn sản sinh ra một cường quốc quân sự. Nhưng, đây
là lần đầu tiên, nó sẽ diễn ra khác đi ở Nhật.”

Đầu tư của Nhật Bản : một cơ may cho Châu Âu

Và điều gì sẽ xảy ra nếu như nhờ vào các giới đầu tư ồ ạt, Nhật lại đủ

gây sức ép cho chính trị ngày càng mạnh nơi các chính phủ nước ngoài ?

“Các chính phủ này, ở bất kỳ thời điểm nào, luôn có thể chiếm đoạt các

nguồn đầu tư của Nhật Bản. Vậy đâu là ranh giới cho hành động của Nhật ?
Mặt khác, Mỹ đã đầu tư ồ ạt vào Châu Âu từ cuối những năm 50 cho đến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.