NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 237

Keiichi Samoshida : nước Nhật gây ô nhiếm thế giới

Tôi thừa nhận rằng những cuộc trao đổi này trình bày một hình ảnh gần

như an tâm của nước Nhật. Đọc những dòng chữ này, cảm tưởng chung là
nước Nhật đang đe dọa làm lệch các cân bằng giữa Châu Âu và Mỹ, song
nếu như nó lao vào một cuộc chinh phục điên cuồng các thị trường thì nó
không hề có ý định chinh phục hoặc xa hơn là thống thị thế giới. Những
trang sách này cũng cho thấy hình ảnh một nước Nhật, đang tư vấn về
tương lai và về các quan hệ của mình với thế giới. Tôi đồng ý là nhận xét
này là đúng.

Điều này càng đúng hơn bởi cũng đã có một số người Nhật tự đặt cho

mình những câu hỏi đến mức họ không phê phán gay gắt đất nước của họ.
Chẳng hạn như Keiichi Komoshida, trợ lý chủ nhiệm báo Asahi Shimbun,
một trong hai nhật báo lớn nhất ở Nhật. Là cựu đặc phái viên ở Paris, đồng
thời ông là chánh văn phòng các quan hệ đối ngoại của tờ báo. Tôi đã gặp
ông trong một nhà hàng cao ốc của báo Asahi Shimbun, tại Tsukiji, về phía
Đông Nam Tokyo. Là tòa nhà chọc trời đồ sộ, trên nóc phấp phới lá cờ
Nhật, công trình kiến trúc này là biểu tượng cho sức mạnh của báo Asahi
Shimbun. Nó che bóng nhiều tòa nhà của nhiều hãng thông tấn quốc tế lớn
ở Tokyo, trong đó có AFP. Cuộc trao đổi với Keiichi Kamoshida, con một
chủ ngân hàng Nhật tại Trung Hoa trong thời kỳ thuộc địa, là cuộc gặp gỡ
cảm động nhất của tôi ở Nhật. Nhiều lần, khi ông nêu lên những tổn hại do
nước mình gây ra trên thế giới, tôi thấy ông xúc động mạnh, gần như muốn
khóc. Cuối cuộc trao đổi, ông tâm sự với tôi rằng, sau một năm trở về Nhật,
ông đã không bao giới có dịp để nói tất cả những chuyện đó. Trở về nước,
Keiichi Kamoshida có trở lại trong guồng máy tại chỗ không ? Và thể xác
thì có nhưng tâm hồn thì không.

Tôi yêu cầu ông kể lại thời thơ ấu của mình ở Trung Hoa.

“Cha tôi là một trong số những người thực dân Nhật ở Trung Hoa. Tôi

sinh ra ở Harbin. Khi chúng tôi rời Trung Hoa, tôi chỉ mới 8 tuổi. Nhưng tôi
nhớ rất rõ cuộc sống rất thực dân của cha tôi. Sau khi nước Nhật bại trận,
chúng tôi trở về nước bằng tàu hỏa và thuyền. Tôi còn nhớ lúc quân đội
Liên Xô chiếm đóng Harbin. Chúng tôi đã phải gấp rút tản cư khỏi thành
phố. Mẹ tôi đã cải nam trang vì lo sợ. Chúng tôi đã bán sạch những gì
chúng tôi có : tủ giường và quần áo. Trong cuộc tháo chạy, nhiều trẻ em
Nhật bị bỏ lại tại chỗ. Ngày nay, những đứa mồ côi ấy đang tìm kiếm cha
mẹ chúng ở Nhật. Thật may mắn, cha mẹ tôi đã mang tôi theo. Điều đó có
thể tôi kinh nghiệm đầu tiên về các quan hệ của người Nhật Nhật với thế
giới bên ngoài. Điều đó ghi dấu mãi trong tôi. Sau khi trở về Nhật, ở trường
tiểu học, tôi đã biết đến sự kỳ thị bởi vì tôi là một người Nhật trở về từ nước
ngoài. Để vượt qua được sự kỳ thị đó, tôi đã phải học hành cất lực”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.