NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT BẢN - Trang 13

Để cho lực nắm này của em bé không mất đi, chúng ta nên luyện tập

cho em bé cầm đồ vật từ khi mới chào đời.

Như ở chương 1 đã trình bày, phu nhân Stonar người Mỹ đã cho con

mình tập cầm nắm cái que nhỏ từ khi nó được 15 ngày tuổi. Sau này đứa
con đó của bà trở thành đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh. Mới có 1 tháng
rưỡi tuổi đã biết ngồi, trông như một em bé bình thường 4 tháng tuổi.

Tất nhiên phải lưu ý các bậc cha mẹ, khi luyện tập cho con cầm nắm,

không được rời mắt nửa bước, kẻo bé va quệt đồ vật vào đầu, vào mặt, vào
người, thành tai nạn.

f) Khứu giác:

Hãy cho em bé ngửi hương thơm của hoa. Bé sẽ ngoái đầu về phía có

hương thơm đó. Nếu cho em bé ngửi nhiều mùi khác nhau, khứu giác sẽ
được kích thích phát triển tốt.

2. Giai đoạn thứ hai, từ 4-6 tháng

Giai đoạn này, em bé có thể nhìn xa khoảng 3 mét. Tay có thể cầm nắm

đồ vật một cách có ý thức. Em bé ở độ tuổi này, thay vì để mặc em một
mình nằm nhìn cái mobile xanh đỏ, hãy luôn để em bé ở gần mẹ của chúng.
Có thể cho em bé ngồi ở cái ghế giành riêng cho em bé. Với những em bé
mà từ khi còn trong bụng mẹ đã được nghe nhiều câu chuyện của mẹ kể,
sau khi sinh khoảng 3 tháng là có thể phát tiếng ô, a, cha cha... khoảng một
tuổi sẽ bộc lộ là đứa trẻ thông minh lanh lợi hơn hẳn những em bé cùng tuổi
mà lúc trong bụng mẹ không được nghe mẹ kể chuyện.

a) Thị giác:

Dẫn bé tới gần bức tranh nổi tiếng, nói chuyện cho bé nghe về bức

tranh đó. Khi dẫn bé đi dạo chơi, nhất thiết phải bằng mọi cách để cho bé
ghi nhớ càng nhiều ấn tượng về thế giới bên ngoài càng nhiều càng tốt. Vừa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.