NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT BẢN - Trang 15

là hỏi thì phải trả lời. Những câu trả lời đầu tiên của em bé, đó chính là
những âm tiếng em bé phát ra từ cổ họng, nghe như “gừ, gừ’ “chà,
chà’...

Gọi, nói chuyện vào tai phải của bé. Em bé sơ sinh đến 3 tháng tuổi có

tai phải nhạy cảm hơn. Vì vậy khoảng 4 tháng tuổi vẫn có thể gọi em bé từ
bên tai phải cũng được.

Khi nói chuyện với em bé, phải nhìn chăm chú vào mắt em bé. Ví dụ

mẹ luôn bắt đầu câu chuyện bằng cách nói “Yuri ơi, mẹ đây. Mẹ yêu con
lắm. Yuri của mẹ ngoan lắm” chẳng hạn. Những câu như vậy sẽ làm kí ức
phát triển dần lên.

Khi nghe bé nói, phải luôn nhìn vào mắt bé, chờ đợi câu trả lời của bé.

Bé nói gì liền bắt chước bé ngay.

Đưa đồ chơi ra trước mặt bé làm “mồi” nói chuyện. “Con ơi, con búp

bê này! Con thấy không? Mẹ đang cầm con búp bê đấy”.

Nếu bé không thích, cũng không nên bỏ dở. Quan trọng là phải lặp đi

lặp lại nhiều lần.

c) Xúc giác:

Hãy kích hoạt khả năng tóm, nắm của bàn tay bé. Hãy cho bé cầm

nắm nhiều đồ vật khác nhau như len, bông, gỗ, vải sa tanh, miếng mút, giấy
tissue... chẳng hạn.

Hãy để đồ chơi ở trong tầm với, tóm lấy của trẻ.

Bình thường khi trẻ được 5,6 tháng thì biết đưa tay ra với đồ vật. Song

nếu luyện tập cho bé tập cầm, nắm, với từ sớm, đến khoảng 3 tháng tuổi là
bé đã sử dụng tay rất tốt để làm từng thao tác cầm, nắm, với thành thạo.
Những bé đó có ý thức học tập rất mạnh mẽ, chóng trưởng thành.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.