hướng con nhìn vào cảnh sắc xung quanh, mẹ phải vừa nói bằng lời những
từ ngữ về cảnh sắc đó. Hoặc là bế em bé đi dạo trong nhà, nhìn thấy đồ vật
gì trong nhà cũng đọc tên đồ vật đó lên, lặp đi lặp lại nhiều lần cho bé nghe.
Dẫn bé tới gần bảng chữ cái, chỉ vào từng chữ, đọc tên chữ cái, lặp đi
lặp lại nhiều lần. Chỉ bằng cách này, có em bé người Mỹ 6 tháng tuổi đã
nhớ hết mặt chữ cái tiếng Anh.
Hãy kiểm tra xem khi bật đèn sáng thì em bé có nhìn về phía đèn sáng
không, để kiểm tra thị lực của bé. Phải làm vậy để sớm phát hiện ra những
em bé bị khuyết tật thị giác, có cách xử lí và luyện tập thị giác càng sớm
càng tốt.
Soi một ngọn đèn nhỏ vào mắt em bé, xem em bé co nhìn thẳng vào tia
sáng đó không. Di chuyển vị trí ngọn đèn lúc gần, lúc xa xem em bé có điều
chỉnh mắt nhìn theo không.
b) Thính giác:
Cho em bé ra công viên, cho em bé nghe những tiếng động khẽ khàng
của thiên nhiên. Nhớ phải nói nhiều về các từ ngữ chỉ đồ vật, hiện tượng,
thiên nhiên cho em bé. Cho em bé vào tắm bồn cùng với mẹ, 2 mẹ con thư
giãn và nói chuyện thật nhiều. (Điểm này có vẻ khó thực hiện được ở Việt
nam, vì không có tập quán tắm bồn. Lại càng không có tập quán 2 mẹ con
tắm chung. Và cũng ít mẹ dám cho con tắm chung với mẹ sợ con dễ bị viêm
họng).
Có 2 điểm cần lưu ý khi nói chuyện với em bé
1- Phải dùng giọng nói từ tốn, diễn cảm, vui vẻ. Cái giọng trầm trầm
thấp thấp là không được.
2- Dùng cả điệu bộ chân tay để hỏi bé, như “Con đói bụng chưa?” “Con
muốn đi tè à?” “Con tè dầm ra bỉm rồi à?”... Khi hỏi, với giọng nói
diễn cảm, tự nhiên, đó sẽ là giọng nói lôi cuốn bé. Bé sẽ nhớ một điều,