NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT BẢN - Trang 20

nhiên biến mất. Theo đó, có thể nói thời kì từ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi là thời
kì quan trọng nhất. Các bậc cha mẹ nên biết trước điều này, đây là thời kì
mẫn cảm với ngôn ngữ nhất trong suốt cả cuộc đời.

Đến tuổi này ngôn ngữ em bé không còn phù hợp với trẻ nữa. Ngôn

ngữ em bé sẽ trở thành nguyên nhân gây ra khuyết tật trong ngôn từ của trẻ.

Cha mẹ thấy kiểu nói em bé đáng yêu, ví dụ như “Souyo” thì nói

thành “Chouyo” sẽ khiến trẻ không có khả năng nói đúng âm “Sa, shi, su,
se, so” được, tức là thành “nói ngọng”. Tật nói ngọng “suzume” thành
“tsutsume” hay “sensei” thành “chenchei” là do khoảng 2 tuổi trẻ không
được uốn nắn đúng mực.

Vì vậy, phải nói với trẻ bằng giọng chuẩn, như nói với người lớn.

Khi đi tắm, dạy bé càng nhiều càng tốt những danh từ chỉ các bộ phận

trên cơ thể, lặp đi lặp lại. Như tay, chân, đầu gối, khuỷu tay, ngực… càng tỉ
mỉ càng tốt.

Hoặc là hỏi con “bây giờ con muốn mẹ tắm, rửa cái gì trước nào?”

chẳng hạn.

Khi thay quần áo, hãy dạy con tên các loại quần áo. Ví dụ như: cái váy

xanh, cái quần vàng, cái áo len đỏ… Rồi cả những danh từ chỉ các bộ phận
của quần áo ví dụ như: ống tay, ống quần, cổ áo…

Ở độ tuổi này trò chơi ngôn ngữ là thích hợp nhất. Có rất nhiều kiểu

cách chơi. Ví dụ như: hỏi con “cái gì màu đỏ ở trong buồng tắm?”, hoặc
bảo con nói tên những cái màu đỏ trong nhà mà con nhìn thấy.

Hay là, “những từ nào bắt đầu bằng chữ “a” nhỉ?” rồi hướng dẫn con

trả lời, như ari, ashi, asahi, asagao, ahiru…. Kiểu chơi này khi đi chợ, đi
dạo, ngồi trên xe ô tô, dọn dẹp nhà cửa đều có thể thực hiện được. Cứ chơi
kiểu như vậy, cũng là cách để dạy con từ về màu sắc, hình dáng, to nhỏ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.