Khi con 2 tuổi, cố gắng mua nhiều sách cho con. Không chỉ cho con
xem tranh, mà mẹ đọc cho con nghe.
Nếu con muốn, mỗi ngày cứ đọc 5 quyển hay 10 quyển cũng đọc cho
con nghe. Khi đó, mẹ sẽ xem được quyển nào hay để đọc lại, quyển nào chỉ
đọc qua. Hãy đọc nhiều lần cuốn nào mà con thích.
Mua nhiều sách sẽ tốn kém, thì có thể mượn thư viện, hoặc là xin sách
cũ của những anh chị lớp trên ở gần nhà.
Những điều mà trẻ 2 tuổi muốn biết là những việc lien quan đến cuộc
sống sinh hoạt hang ngày. Seri 4 quyển sách “kotobano benkyo” của nhà
xuất bản fukuonkanshoten rất thích hợp.
Thêm nữa, là quan hệ nhân quả thực vật. Viện nghiên cứu ngôn ngữ
quốc gia công bố rằng trẻ 2 tuổi rất thích những từ ngữ chỉ quan hệ nhân
quả.
Nói là quan hệ nhân quả thì tưởng như rất khó, nhưng thực ra lại đơn
giản. Ví dụ như trẻ sờ vào lò sưởi nóng, bị bỏng tay. Thì nói với trẻ “Không
được sờ vào lò sưởi đang bật. Vì sẽ bị bỏng mà”
Có nhiều bà mẹ hay nói với con “ Lò sưởi hư quá. Làm bỏng tay con
của mẹ” Hay một ví dụ khác là trẻ bị kẹp ngón tay vào cửa. Thì các mẹ hay
nói “ Cửa hư quá. Để mẹ mắng cửa nhé”
Nói như vậy khiến trẻ không thấy được quan hệ nhân quả đâu cả. Dẫn
đến không nhập tâm được cách suy nghĩ sự việc một cách đúng đắn.
Thêm một ví dụ nữa. Đứa trẻ khóc. Vì quả bong nó đang chơi bị lăn
vào gậm giường không lấy ra được. Nhưng bà mẹ đang bận thì hỏi “Sao lại
khóc? Nín đi” và dúi cho con một cái vào đầu. Đứa trẻ càng khóc to hơn.
Rất nhiều trường hợp tương tự như vậy xảy ra, chính điều đó gây tổn
thương cho trẻ, kìm hãm sự phát triển tính cách, tài năng của trẻ.