NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT BẢN - Trang 27

Vì vậy khị bị người lớn nói “không được” là trẻ phản kháng liền. Rồi

khi trẻ định tự mình làm gì đấy mà không làm được cũng phát cáu lên.
Cũng có trẻ giậm chân, giãy nảy, lăn đùng ra đất ăn vạ. Đó là biểu hiện bất
mãn khi trẻ định làm gì mà không làm được.

Để vượt qua tình cảnh này, hãy cho trẻ xem đọc sách dạy cách làm 1

cách dễ hiểu, từng chút tạo cho trẻ tính tự tin rằng mình cũng có thể làm
được. Và một điều nữa là dạy ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ được rèn luyện kĩ năng
nói tốt, biết dùng từ phong phú thường không có kiểu nói ích kỉ, cũng như
không nghịch ngợm làm phiền bố mẹ.

Vì trẻ tự làm được những việc của mình, biết dùng đồ vật, biết truyền

đạt ý muốn của mình thì không có cảm giác bất mãn như trên.

Khi trẻ khoc, hãy đặt mình vào địa vị của trẻ, dạy cho trẻ cách nói diễn

tả tâm trạng khó chịu lúc đó. Nếu chỉ có quát mắng “sao lại khóc” thôi thì
không dễ dàng gì vượt qua thời kì 2 tuổi đáng sợ này. Nếu con muốn gì,
cảm thấy gì mà diễn đạt được hết bằng lời thì cuộc sống hang ngày thật
suôn sẻ. Với trẻ chậm nói, thì không thể có những tháng ngày vui vẻ như
vậy được.

Nói là thong cảm với tâm trạng của trẻ, nhưng cũng như tay gãi đúng

chỗ ngứa vậy, gãi quá sẽ bị xước, thành ra nói hết phần của trẻ. Trẻ không
nói được điều mình muốn nói, vốn từ ít, sẽ sinh ra bất mãn. Việc quan trọng
là nghe thấu tâm trạng trẻ, chứ không phải nói hộ hết tâm trang của trẻ.

Nếu trẻ hiểu lời nói thì sẽ hiểu những gì mẹ nói, mẹ có thể dạy lễ

nghĩa, phép tắc một cách dễ dạng hơn.

Không cần ra tay can thiệp làm hộ con, mà chỉ cần trông con thôi, để

con dần lớn lên với tính tự tin.

Thời kì này trẻ có khả năng ngôn ngữ cao, kĩ năng sử dụng hay làm

việc gì đó thành thạo sẽ không có biểu hiện bất mãn, phản kháng như đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.