Đến những nơi đó, qua thể nghiệm trẻ phải thu nạp được những khái niệm
chính xác, có năng lực nhận thức tốt làm nền tảng tư duy. Bố mẹ phải suy
nghĩ sao cho đồng thời với việc cho con trải nghiệm thực tế, phải thu hoạch
được một vốn từ phong phú, năng lực phân tích, tóm tắt tổng hợp các sự vật
hiện tượng. Có phương pháp yêu cầu trẻ báo cáo, kể lại những thực nghiệm
của chúng là phù hợp nhất. Trẻ thực sự hiểu, biết, suy nghĩ được về sự vật
là ở chỗ- trẻ kể lại được thực nghiệm của chúng bằng từ ngữ trừu tượng; trẻ
có thể từ lời nói hình dung ra thực nghiệm và ngược lại trẻ có thể nhớ lại
thực nghiệm bằng lời nói; Đằng sau việc trải nghiệm cuộc sống, là việc phát
triển năng lực tư duy, nhờ có năng lực tư duy đó, ở trẻ sẽ hình thành khái
niệm, nâng cao năng lực nhận thức…
3) Bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ bằng cách nói chuyện hay đọc sách
truyện cho trẻ
Trích cuốn “Em phải đến Harvard học kinh tế” Khi màn đêm buông
xuống, là giờ phút hạnh phúc nhất của con. Đêm nào cũng vậy, tôi đều ôm
cháu vào long, đọc cho nó nghe 1 vài quyển truyện, vừa đọc vừa ghi âm.
Trong khi ghi âm, mỗi lần gặp một từ mới mà Đình Nhi chưa biết, tôi đều
dừng lại giảng giải cho cháu hiểu, mỗi lần xong một câu chuyện tôi đều
hướng dẫn cháu kể lại vắn tắt chuyện đó. Chiều hôm sau, cho Đình Nhi vừa
nghe băng, vừa lật sách xem tranh.
Làm như vậy có 5 cái lợi 1- Để cho Đình nhi trứoc khi đọc chữ đã có
thể hiểu được câu chuyện bằng tranh 2- Tiết kiệm được thời gian của người
lớn, chỉ cần 1 lần, Đình Nhi sẽ được nhiều lần nghe kể chuyện 3- Bồi
dưỡng ngữ cảm cho Đinh Nhi, trong quá trình nghe đi nghe lại nhiều lần, sẽ
hiểu được chỗ nào cần lên cao hoặc hạ giọng, nhằm nhanh chóng nâng cao
khả năng đọc sách của con 4- làm tăng vốn từ vựng cho trẻ, những từ ngữ,
mẫu câu đã được nghe nhiều tự nhiên đọng lại trong trí nhớ của trẻ, rất lợi