NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT BẢN - Trang 39

sắc. Bạn ấy trong thời gian từ 2 đến 5 tuổi đã từng sống ở Mỹ với bố mẹ.
Còn trong lớp của tôi cũng có một bạn quốc tịch Hàn quốc. Người bạn này
nói tiếng Nhật trôi chảy, lưu loát chẳng khác gì người Nhật cả. Nhưng khi
đến nhà bạn ấy chơi, chúng tôi mới vỡ lẽ bà mẹ thì nói tiếng Nhật ngúc nga
ngúc ngoắc, phát âm sai nhiều chỗ. Bà mẹ sống ở Nhật lâu hơn con mà. Thế
mới thấy không phải cứ ở lâu mà nói giỏi được đâu phải không ạ?” Câu
chuyện của người phụ nữ đồng hành kể trên, như là một xác nhận cho việc
dạy ngoại ngữ cho con trẻ vào thời kì thích hợp có tác dụng đến nhường
nào.

6) Cứ để trẻ chơi không thôi sẽ có tác hại.

Có người cho rằng dạy chữ, dạy số, dạy tiếng Anh cho trẻ như vậy là

nhồi nhét khổ thân đứa trẻ. Họ cho rằng phải để cho trẻ chơi mới được.

Các bậc cha mẹ phải biết trước một điều rằng, nếu cứ để cho trẻ chơi

không vậy thôi, rồi một lúc nào đó bắt ép trẻ phải học theo bài có ích nào
đó, sẽ là việc làm gây tác hại đến não bộ của trẻ đang phát triển.

Tôi xin nhắc lại đến lần thứ 3, rằng, tốc độ phát triển của não nhanh

hơn mức độ người ta tưởng tượng gấp nhiều lần. Đến 3 tuổi thì não đã hoàn
chỉnh đến 60%, đến 6 tuổi thì 80%.

Nếu bắt đầu học tập từ 6 tuổi, thì lúc đó não đã cơ bản hoàn thành,

tính chất cố định, việc làm thay đổi đường hằn trên não bộ, hay nâng cao
chất lượng của não đều hoàn toàn không thể.

Chẳng thà học tập khi đang trong độ phát triển lúc 2,3 tuổi lại là thời

kì thích hợp hơn cả. Nếu cho trẻ học tập trong độ tuổi này, não bộ trẻ có
phản ứng tốt với việc học, khắc sâu vào não, nâng cao chất lượng của tế bào
thần kinh. Chỉ cần một cử động nhỏ cũng làm nâng cao chất lượng não.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.