NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT BẢN - Trang 59

Vào thời kì ăn dặm và cai sữa, nhiều em bé bắt đầu sinh ra mút tay.

Thực ra mút tay là một hành động vô thức của trẻ muốn thay thế cảm giác
bất an khi phải xa mẹ chúng. Trẻ cần có một cái gì đó để ghìm hãm cảm
giác có mẹ ở bên lại. Cái bất an khi phải xa mẹ đã khiến chúng tự nhiên cho
tay vào miệng mút.

Nếu như người mẹ quảng đại, nắm bắt và hiểu đúng tín hiệu này, ngay

thời gian đó xử lí thích hợp thì sẽ không có những đứa trẻ học cấp 1 thậm
chí cấp 2 vẫn không sao bỏ được cái tật sờ sờ cái khăn bông mềm mềm, lúc
nào cũng ôm ấp một miếng vải áo cũ của mẹ.

Nhưng nếu mẹ chúng có những hình thức xử lí cứng nhắc bắt ép chúng

từ bỏ ngay cái thói mút tay lúc mới 7, 8 tháng đó thì ngược lại, sẽ chẳng bao
giờ đứa trẻ bỏ được cái tật mút mút, sờ sờ vật mềm mềm như thế.

4) Khi có thêm em bé cũng không được quên yêu thương anh chị nó

Có nhiều trẻ khi chưa có em thì rất ngoan song có em vào lại sinh ra

khó bảo, ích kỉ.

Vì đứa trẻ khi có em có cảm giác rằng nó bị em tước đoạt mất mẹ, nó

ra sức làm thế nào để đòi lại mẹ mới được.

Nó tưởng rằng nó quay lại làm em bé thì mẹ nó sẽ ra tay chăm sóc nó,

nên có trẻ đã tự đi tè được rồi, khi có em bỗng sinh ra không tự đi tè được,
hoặc đêm ngủ hay đái dầm… thực sự trở lại như một em bé. Hay là đánh
em bé thật đau để cho nó khóc toáng lên. Nó ghen ghét em bé vì nó nghĩ đó
là người cướp đi tình yêu thương mẹ dành cho nó bấy lâu nay. Càng bảo nó
không được đánh em, thì nó càng đánh tợn.

Làm sao để chấn chỉnh lại đứa trẻ đã quá ư ích kỉ đến thế này bây giờ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.