NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT BẢN - Trang 61

Về lĩnh vực dạy trẻ, điều đầu tiên cần phải nghĩ tới, đó là giáo dục ý

chí. Tức là giáo dục trẻ thành con người có ý chí mạnh mẽ.

Ý chí mạnh mẽ, không phải là việc chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, ích

kỉ. Ngược lại, đó là ý chí mạnh mẽ để có thể thắng được nhu cầu, tình cảm
của bản thân mình.

Để con trẻ được phát huy cá tính, trở thành người có óc sáng tạo phong

phú, thì việc làm đầu tiên trước mắt phải là giáo dục con chiến thắng được
sự đau khổ, bất mãn. Không thể phát huy cá tính của những trẻ nghèo ý chí.

Sự mạnh mẽ của ý chí đó, cái thói quen biết nhẫn nhịn đó của trẻ lại cơ

bản được hình thành trong 3 năm đầu tiên. Sau 3 tuổi mới bắt đầu dạy cho
con cách nghe lời cũng đã là quá muộn rồi. Tính cách hình thành trong trẻ
cho đến lúc này thực sự là khó thay đổi được nữa.

Trong 3 năm đầu đời, khi trẻ còn chưa biết gì, chưa có ý chí mạnh mẽ,

phải dạy cho trẻ biết cái được, cái không được, đây là việc phải làm trước
nhất.

Khi lớn lên, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến trẻ phạm pháp là do tính

nhẫn nại của chúng quá yếu ớt. Tức là do khả năng kìm nén cảm xúc bản
thân kém, không có ý chí, khả năng chịu đựng kém mà ra.

Trẻ phạm pháp, khởi nguồn là việc chúng được nuông chiều trong

quãng đời thơ ấu.

Tôi thường nghe thấy người nước ngoài tới Nhật nói khi nhìn thấy

những em bé Nhật bản là “Em bé Nhật và người già Nhật được phép ích kỉ
hết mức có thể. Nhật bản thật là thiên đường của em bé”. Nhất là người Mỹ,
họ đang ở cái nơi mà trẻ em sinh ra đã bị dạy bảo rất khắt khe, khi chứng
kiển cảnh người mẹ Nhật nuông chiều con, dạy con không nghiêm khắc thì
lấy làm hết sức kì dị.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.