NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT BẢN - Trang 62

2) Đường cong nghiêm khắc * khắt khe nhất khi 0 tuổi và nới lỏng

dần khi 3 tuổi

Trong cuốn sách có tên “Hoa cúc và lưỡi dao” (nhà xuất bản Tư tưởng

xã hội) tác giả Lus Benetick có nói rằng, đường cong sinh hoạt (đường cong
nghiêm khắc) ở Nhật và Mỹ là trái ngược nhau.

Ở Nhật, khi trẻ còn nhỏ được nuông chiều, cho trẻ ích kỉ, đến khi lớn

lên mới bị chỉ bảo nghiêm khắc. Còn ở Mỹ thì ngược lại, lúc còn nhỏ trẻ bị
chỉ bảo nghiêm khắc, đến khi lớn lên thì sự nghiêm khắc đó nới lỏng.

Đường cong nghiêm khắc thế này thì tốt. Từ khi sơ sinh tới khi 3 tuổi,

phải hết sức thắt chặt, nghiêm khắc. Từ 3 tới 6 tuổi thì nới lỏng hơn 1 chút.
Từ 6 đến 9 tuổi nới lỏng hơn chút nữa, để sau đó trở đi, cha mẹ có thể dạy
dỗ con bằng cách nói chuyện thẳng thắn.

Người ta nói, những đứa trẻ không được dạy bảo nghiêm khắc 6 năm

đầu đời, sau này dễ phạm pháp, tự tử, làm những việc phản xã hội.

Là bởi vì chúng không có khả năng tự khích lệ bản thân, dễ dàng lao

vào con đường tối tăm đó. Cha mẹ không có phương châm giáo dục con,
không có kế hoạch, không có mục đích, chỉ tùy hứng theo thời thì con cái
không thể nào trưởng thành thành con người tốt được. Trẻ sẽ là những đứa
bé không biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ. Những tài năng thiên bẩm của
trẻ cũng theo đó mà tiêu tan. Vì vậy, để trẻ trưởng thành khỏe mạnh, thông
minh, nhất thiết bố mẹ phải dạy con từ khi chúng còn là những em bé sơ
sinh. Suy nghĩ làm thế nào là tốt cho bé nhất, để tìm ra phương châm giáo
dục hoàn hảo nhất, đó là điều kiện hàng đầu để dạy con nên người.

3) 4 nguyên nhân gây ra sự bất tuân thủ của trẻ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.