NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT BẢN - Trang 66

3- Việc mặc quần áo

4- Việc giữ vệ sinh

5- Việc giữ an toàn

a) Về việc ăn uống.

Trẻ đầy năm đã biết cầm thìa ngồi ăn cùng mọi người trong nhà. Thời

kì này, trẻ có làm cơm vung vãi cũng không sao, cứ cho trẻ thìa của mình,
ngồi cùng bàn ăn với mọi người mỗi khi đến bữa. Làm vung vãi cơm nhiều
lần, sẽ đến lúc trẻ tự nhớ được cái cách điều chỉnh để đưa được cơm vào
miệng mà không bị vương vãi. Đây là điểm khởi đầu của tính tự giác. Ấy
vậy mà vì trẻ làm vương vãi nhiều, không cho trẻ cầm thìa nữa, tính tự giác
bị kìm hãm, năng lực phát triển cũng chậm lại. Không những chỉ chậm thôi,
năng lực hầu như không phát triển tiếp được nữa. *Ôi ôi ôi, nhớ lấy câu này
nhé”. Hơn nữa, tính tự giác bị kìm hãm dẫn tới trẻ thiếu ý muốn làm điều gì
khác nữa. Cách khéo léo nuôi dưỡng ý chí muốn tự làm của trẻ nhỏ là bí
quyết để hướng trẻ thành đứa trẻ tích cực. Trong khoảng từ 1 tới 3 tuổi, tính
tự giác, tính tích cực phát triển rất mạnh. Thời kì này, bố mẹ quá chăm sóc
sẽ là sự ức chế năng lực của trẻ mãi mãi. (đúng quá, bón cơm cho con ăn
đến tận 5 tuổi vẫn phải bón, vẫn phải giục, khổ quá là khổ, trời ơi).

b) Về việc đi vệ sinh.

Có nhiều ông bố bà mẹ chỉ mong con mình mau mau biết gọi “tè” “ị”

không cần đến bỉm nữa. Không được nôn nóng bắt ép con phải biết tự đi ị
đi tè sớm quá. 1 tuổi rưỡi là sớm quá. Từ 2 tuổi có thể bắt đầu tập là được.
Song cũng không nên quá vội vàng vì chuyện này. Cho đến lúc con biết tự
gọi đi vệ sinh, không nên để con mặc quần/bỉm ướt quá lâu. Biết con đã tè
dầm, phải nhanh chóng thay sạch sẽ cho con càng sớm càng tốt. Làm như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.