Thần hang bất tử, gọi là mẹ huyền diệu. Cửa mẹ huyền diệu là căn
nguyên đất trời. Miên man còn là. Dùng hoài không hết.
*
Giải nghĩa từ như một việc làm thừa nhưng không thể khác:
Xin đừng nghĩ rằng việc giải nghĩa này chính là hướng đến cách diễn
giải áp đặt của truyện để trả lời cho bất kỳ câu hỏi thực ra những thứ bên
trên là gì và các thứ trạng thái ấy thực ra là thế nào. Tác giả nghĩ rằng, mọi
dẫn dắt là thừa, vì bạn đọc vẫn có thể tiếp tục bổ sung bằng những cách
hiểu và diễn giải khác, tùy nghi!
KHÔNG
Cunyata (scr.), Akâsa (scr.), Néant, Vide, Espace (fr.). Trống không,
không có thật. Không có cảnh, không có thể. Đối với các chúng-sanh, đối
với các pháp, tức đối với các sự vật trong tam giái, mình nhận là chẳng phải
thật, như vậy tức là Không. Đồng nghĩa: Vô. Đối nghĩa: Hữu (có).
Không cũng có nghĩa: Hư - Không (Phạn: Akâsa), chống Không gian
vô-tận (Pháp: Espace), ở đâu cũng có; ấy là cõi lớn, chất lớn thứ năm trong
Lục đại.
Đại Trí - độ luận, phần thứ năm: Có người nói rằng: nếu nhìn xét ra,
thấy rằng trong Ngũ âm (Ngũ uẩn) không có ta, không phải là của ta, như
vậy kêu là Không.
Đại trí - Độ luận, phần thứ 20: Tất cả các pháp đều đo nhơn-duyên mà
sanh ra, tức là không có tự tánh. Đã không có tự tánh, tức là Không. Hễ
mình nhận ra không, thì các sở kiến đều tiêu diệt.
Đại trí - độ luận, phần thứ 46: Nầy Tu-Bồ-Đề! Bồ-tát Ma-ha-tát, ấy
là: 1 /Nội không (Trong không); 2/ Ngoại không (Ngoài không); 3/ Nội
ngoại không (Trong và ngoài đều không)] 4/ Không không; 5/ Đại không;
6/ Đệ nhứt nghĩa không; 7/ Hữu vi không; 8/ Vô-vi không; 9/ Tất cánh
không (Rốt ráo không); 10/ Vồ thỉ không; 11/ Tán không (Tan rã là không);
12/ Tánh không; 13/ Tự tướng không; 14/ Chư pháp không; 15/ Bất khả đắc
không; 16/ Vô pháp không; 17/ Hữu pháp không; 18/ Vô pháp Hữu pháp
không (Vỗ pháp và có pháp đều không).
(Xem: Thập bát không,)