dấu vết nào sót lại!”
Suốt thời gian người thầy Ăn Từ Điển đi lại nhà hắn, những cuốn sách
dần dần thất thoát. Và những công trình nghiên cứu tư tưởng tự do dở dang
của cha cậu cũng đã bị gã tìm cách mang đi. Tất cả chúng, một đi không trở
lại. Và gian sách trống dần. Kẻ Ăn Từ Điển nói về sự tri âm giữa những
con người thông qua những xấp bản thảo. Y đưa ra những lập luận quan
trọng đặt nền móng tư tưởng bản thể trong các chủ đề triết học từ các công
trình để lại. Bốn mươi năm sau những dòng lập luận ấy, hiện thân sự tồn tại
của người viết ra chúng chỉ còn một chiếc chìa khóa và một di ảnh u hoài.
Gã đã ăn mười ba cuốn bản thảo dang dở. Gã đã lợi dụng lòng tin của
hắn, đi vào căn nhà thường xuyên và sở hữu luôn chiếc chìa khóa.
Vũ khí và bạo lực tưởng chỉ là một chọn lựa bất khả khi nhân vật ở
trang này vẫn còn tha thiết đặt ra câu hỏi: làm sao để giết người? Nhưng
trên thực tế, hắn đã làm được điều đó.
Làm sao để giết người? hắn hỏi tay nhân viên Bộ Lũng Đoạn.
Bóp cò nhiều lần. Và lại lắp đạn vào. Bóp cò. Đâm. Đâm. Nhắm mắt
lại. Cứ thế băm, vằm, mặc cho tiếng thét làm cho mày ù tai. Đâm. Chém.
Mười tám nhát. Hai mươi. Bốn mươi chín nhát. Cứ thọc vào thế này này -
hắn nắm chặt tay và tự dứ vào ngực mình - thế này này. Thọc ra thọc vào
cái lỗ thủng chết tiệt cho máu có khoảng trống để thoát ra. Ọc òng ọc... Ọc
òng ọc...
Không được rồi. Kiểu đó tao nhợn lắm. Có cách nào xóa tên gã nhanh
hơn hay không?
Vậy thì đừng dùng đến hung khí. Mà hãy làm cho nó chết vì tinh thần
khổ sở.
Nghĩa là sau? Mày gợi ý đi,
Thế này nhân viên Bộ Lũng Đoạn ghé sát tai hắn - Mày hãy bắt đầu
mở cuộc theo dõi bí mật khiến hắn luôn ở trong tình trạng dè chừng, sợ hãi,
dằn vặt và u uẩn. Sống lâu trong tình trạng hoảng sợ và dè chừng, hắn sẽ tê
liệt mọi cảm hứng sống, tự triệt tiêu ý thức tồn tại và tình trạng luôn trốn
chạy sẽ làm cho hắn chẳng làm được gì. Cái tâm lý bị nhòm ngó và nguy
cơ thanh toán sẵn rình rập sẽ làm cho hắn chui rúc như một con thú mất