nguyên cái sự bất tài, hạn hẹp và sự bưng bít vì ý thức hệ của giới chóp bu
tinh hoa, mà Liên xô cứ thế mà nhục nhã tự triệt tiêu, đổ sụp, không còn tồn
tại. Cái nước Nga thu hẹp, mất hết bạn bè của mình, thế giới quay lưng lại với
nó. Tiếp theo Liên xô - cũng sụp đổ nốt.
Khi tôi đã đứng đến gần chính quyền tối cao của đất nước và là người
chứng kiến trực tiếp tất các sự kiện đánh dấu những năm cuối cùng của sự tồn
tại của Liên xô, tôi thực sự sửng sốt bởi chiều sâu của sự suy thoái có hệ thống
và mức độ suy thoái của giới thượng lưu Xô viết. Thật sự Gorbachôp làm ta
sửng sốt, nhờ sự đỏng đảnh kỳ quặc của số phận đã được xếp đặt là người cải
cách vĩ đại, hóa ra trên thực tế là kẻ bất lực, không đủ học vấn, chỉ là một cán
bộ đảng tầm thường, toan tính cứu vớt tình thế với sự trợ giúp của những giáo
điều tư tưởng già cỗi, mà không còn có thể thuyết phục được bất cứ ai. Vào
tháng Hai năm 1988 khi những đám người điên loạn bởi sự mê hoặc tín
ngưỡng và tư tưởng dân tộc của những người Aderbaigian, đã làm điều cuồng
dại ở Sumgaita(1), tổ chức các cuộc thảm sát và tự tiện xét xử những phụ nữ
và trẻ em Armenia vô tội, Gorbachốp chỉ hạn chế bằng một bài diễn thuyết
trìu tượng, rỗng tuyếch về chủ nghĩa quốc tế vô sản Xô viết và chẳng hề có
một bước đi cụ thể nào để trừng trị những kẻ theo đạo Islam tham gia vụ thảm
sát. Đó là kết thúc của hệ tư tưởng nhớp nháp, giả dối, tuyên bố về sự tồn tại
của cộng đồng các dân tộc nào đó - nhân dân Xô viết. Đó là mở đầu của sự
thất bại chính trị và kinh tế toàn cầu của Liên xô, cụ thể là nước Nga, sự ra đi
của tất cả các nước cộng hòa Xô viết, trừ Armenia nghèo nàn, bất hạnh, bị
chia năm xẻ bảy, địa chính trị không tránh khỏi phải gắn bó với nước Nga.
Sau Sumgaita bắt đầu một quá trình khác của việc Islam hóa miền Nam và
khu vực Uran, những sự tăng cường của kẻ thù truyền kiếp không chịu yên,
không chỉ đơn giản về mặt kinh tế hay chính trị, mà cả về văn minh, không
theo một tham biến nào phù hợp với các lợi ích của nước Nga, - đó là Thổ Nhĩ
Kỳ, am hiểu một cách tuyệt đối tiếng nói của sức mạnh, mà giới chính trị chóp
bu của Nga vẫn còn chưa nhận thức thật đầy đủ. Tất nhiên, những sinh viên
tốt nghiệp khoa Pháp luật trường Đại học Tổng hợp Erevan vào năm 1963
không có thể nào tiên đoán được điều này. Chúng tôi không thể hình dung ra
rằng thế hệ của chúng tôi chỉ sau ba mươi nhăm năm hóa ra đã ở trong những
điều kiện chính trị và xã hội hoàn toàn khác hẳn, số phận của chúng tôi và