- Nếu như chân thực mà nói, tôi không định ở lại làm việc ở viện công tố.
Hết ba năm thực tập, tôi xin làm nghiên cứu sinh chính qui, đấy là mơ ước từ
lâu của tôi. Tôi cảm thấy là khoa học cuốn hút tôi.
- Tùy thôi, tùy cậu lựa chọn. Nhưng ở đây theo tôi, cậu sẽ có nhiều tương
lai tốt hơn nhiều. Nghiên cứu sinh ở ta thì vô thiên lủng? Không có sức nặng
xã hội, không có ảnh hưởng. Trong viện công tố cậu sẽ trở thành người có ảnh
hưởng, có thể giải quyết được vô khối các vấn đề trong cuộc sống này. Còn
một anh nghiên cứu sinh nghèo hay thậm chí một học giả, một cán bộ giảng
dạy liệu có thể ảnh hưởng gì? Cho sinh viên hai điểm, qua cha mẹ của họ giải
quyết những vấn đề lặt vặt? Trong hệ thống xã hội của chúng ta con người
không có quyền lực, có nghĩa là không có tiền và ảnh hưởng, thì chẳng là ai -
có chăng là anh ta tương đối tự do và có thể tích cực giúp đỡ vợ trong nhà bếp
và công việc quán xuyến gia đình. Đồng nghiệp ơi, thấy đấy, khoa học và dạy
học ở đất nước chúng ta là số phận của những kẻ không may mắn và bị hắt
hủi. Anh là con người năng nổ, quá là năng nổ háo thắng, với cảm xúc to
phình về giá trị thân mình. Điều đó thấy ngay qua cái cách xử thế của anh,
cách ăn mặc của anh, lại cả cái việc anh định lấy cái cô hoa khôi- nữ phát
thanh trên vô tuyến truyền hình. Đavid này, cậu nghe tôi nói- viên công tố
trưởng lại chuyển sang “cậu tớ”, - xã hội chúng ta là xã hội thứ bậc, nơi đây
viên đại tá bao giờ cũng có vẻ đẹp hơn là thượng tá, còn nếu họ kết bạn với
nhau thì viên thượng tá phục vụ đại tá, và vợ anh ta, cũng phải tương ứng.
Cuộc đời của cậu sẽ diễn ra trong việc đi kiếm cái ăn, cái mặc. Tôi mến cậu, vì
thế tôi không muốn cậu chịu cái số phận như thế. Nhưng cậu lại ranh mãnh, và
một khi cậu kiên quyết đi vào con đường khoa học, tôi cho là, trong đầu cậu
đã giấu một bước tính toán khôn ngoan gì đó như một nước đi trong cờ tướng.
Cậu muốn trở lại cuộc sống sinh viên ư? Đừng quên: khoa học và giảng dạy ở
đất nước chúng ta - là số phận của những ai mà người ta không lấy vào bộ
máy nhà nước.- Xin cám ơn lời đề nghị, nhưng tôi dù sao vẫn cứ khước từ.
Với tất cả những điều ông nói tôi hoàn toàn nhất trí, ba tôi hầu như cũng nghĩ
như thế. Nhưng ở giai đoạn này của cuộc đời tôi vẫn thiên về tự do và học tập,
và có thể, khẳng định ở Matxcơva, cái thành phố đồ sộ, phức tạp và khắc
nghiệt này hợp với tôi. Cái cơ hội thứ hai khác sẽ không có. Ở đây chúng ta
đều sáng tỏ cả- cả ở kế hoạch thăng tiến, cả ở kế hoạch những quan hệ con