Một năm sau, tôi tình cờ đọc được cuốn
Measure what matters (Làm
điều quan trọng) của John Doerr – người đã mang OKRs đến với thế giới,
từ Intel. Đáng lẽ tôi không đọc vì tôi ấn tượng không tốt với OKRs. Tuy
nhiên, sau rất nhiều chuỗi sự kiện xảy ra, tôi đã đọc nó!
Bằng tài kể chuyện của mình, John Doerr đã sáng tạo ra một thế giới đầy
mơ mộng, đẹp đẽ và cuốn hút. Qua những câu chuyện mà ông kể về các
doanh nghiệp, tổ chức đã ứng dụng OKRs, tôi hiểu rằng mình đã vội vàng
và không hiểu đúng ở lần ứng dụng đầu tiên. OKRs rất sâu sắc và mạnh mẽ.
Nhưng mơ mộng và đẹp đẽ, không đồng nghĩa với việc tôi sẽ thành công
nếu muốn ứng dụng OKRs một lần nữa. Hàng tá câu hỏi cần giải đáp, vô số
phân vân và lo ngại. Tôi vẫn không hiểu mình đã sai ở đâu. Điều đó khiến
tôi chùn bước.
Và khi tôi tìm được Paul Niven và Ben Lamorte, cùng Felipe Castro, tôi tìm
được khía cạnh Thực tế của OKRs. Điều này không có nghĩa tôi cho rằng
OKRs mà John Doerr chia sẻ là không thực tế, nhưng OKRs của Paul
Niven, Ben Lamorte hay Felipe Castro gần hơn với những gì mà bản thân
tôi (hay các doanh nghiệp Việt Nam nói chung) thường làm.
Vào lúc đó, cuốn sách này chưa có mặt tại Việt Nam. Tôi tìm được OKRs
“kiểu Paul – Ben” qua website okrs.com do Ben Lamorte thành lập. Những
gì tôi đọc được qua trang web này là cách mà họ nhìn nhận về OKRs, khoa
học và thực tế nhất có thể. Tôi hiểu rằng tôi đã làm sai như thế nào và tại
sao các Kết quả then chốt của tôi hoàn thành nhưng Mục tiêu thì vẫn mãi xa
vời. Tôi thực sự nhận ra mình đã sai!
(Ngoài ra, tôi còn học được thêm một điều quan trọng từ Felipe
Castro, đó là quan điểm về việc theo dõi tiến độ định kỳ và check-
in.)