Hữu Mai
Ông cố vấn
Hồ sơ một điệp viên
Chương 11
NGÔ CHÍ SĨ
1.
Cho đến trước năm 1960, người Mỹ rất tự hào đã phát hiện và tạo dựng nên
một lãnh tụ chống Cộng ở châu Á kiệt xuất là Ngô Đình Diệm, thay thế cho
những con bài đã lỗi thời như Tưởng Giới Thạch, Lý Thừa Vãn.
Ở Ngô Đình Diệm hội tụ tới mức tối đa những điều kiện cũng như những
“đức tính” cần thiết cho nhân vật mà đế quốc Mỹ đang đi tìm để dùng trong
ván bài sắp chơi ở Đông Nam Á.
Về dòng dõi, Diệm là con một đại thần triều Nguyễn được tiếng là trung
thần. Bản thân Diệm đã được đào tạo để làm quan và đã làm đến chức
thượng thư Bộ Lại. Năm 1945, Bảo Đại mời Diệm ra làm thủ tướng chính
phủ bù nhìn thân Nhật, Diệm từ chối. Năm 1948, khi Bảo Đại từ Hongkong
trở về làm quốc trưởng chính quyền bù nhìn thân Pháp, một lần nữa Bảo
Đại nghĩ đến Diệm trong ghế thủ tướng. Diệm vẫn chối từ. Diệm lại là một
tín đồ của đạo Thiên Chúa. Và đặc biệt, Diệm là một phần tử quốc gia
chống Cộng từ huyết quản: anh em Diệm cón mối thù riêng với Cách mạng
đã trừng trị người anh cả của mình. Ngoài Diệm ra, những anh em của
Diệm đều là những nhân vật đáng chú ý, đáng coi trọng.
Đứng bên Bảo Đại, một ông vua bù nhìn, lười biếng, nổi tiếng ăn chơi,
hưởng lạc; Diệm nổi bật lên với các đức tính thanh liêm, chăm làm việc, và
“yêu nước”. Khi Mỹ đã hất cẳng Pháp, bày trò trưng cầu dân ý xem dân
miền Nam nên cho chế độ quân chủ với Bảo Đại hay chế độ cộng hòa với
Ngô Đình Diệm, Bảo Đại bị loại dễ dàng.
Năm 1957, Diệm đã sang thăm Hoa Kỳ bằng máy bay riêng của tổng thống
Mỹ. Eisenhower đích thân ra sân bay đón Diệm. Diệm đọc diễn văn trước
cả hai viện của quốc hội Mỹ. Thị trưởng thành phố New York mô tả Diệm
là “một con người mà lịch sử có thể đánh giá như là một trong những nhân