vật vĩ dại của thế kỷ 20”. Và ngay đến giữa năm 1961, khi quan hệ giữa
Nhà Trắng và chính quyền Sài Gòn đã trở nên có vấn đề, phó tổng thống
Mỹ Johnson sang thăm Sài Gòn, vẫn còn gọi Diệm là “Winston
Churchill[1] của châu Á”.
Những năm đầu của chính quyền Diệm diễn ra xuôi xẻ. Diệm đàn áp những
lực lượng thân Pháp, thu tóm quyền hành vào trong tay không mấy khó
khăn. Người dân miền Nam tạm ép mình chờ ngày Tổng tuyển cử thống
nhất hai miền. Nhưng tình hình yên ổn này không kéo dài. Mỹ bắt đầu nhận
thấy mặt trái của những cái, vốn đã được coi là những ưu đểm của Diệm và
gia đình.
Để thực hiện chiến lược chống Cộng ở châu Á, rút kinh nghiệm thất bại của
chủ nghĩa thực dân cũ, Mỹ chủ trương dựng lên ở miền Nam một chính
quyền tay sai và một chính thể “dân chủ” theo kiểu Mỹ. Mỹ tin rằng hình
ảnh của một nước Mỹ thu nhỏ tại Đông Nam Á “tự do”, “phồn vinh”, mạnh
về quân sự, sẽ chặn đứng đà phát triển của chủ nghĩa cộng sản tại khu vực
này, và trên phần còn lại của thế giới. Mỹ hy vọng Ngô Đình Diệm sẽ làm
được cái điều mà Tưởng Giới Thạch, Lý Thừa Vãn với tính bảo thủ, lạc
hậu của họ; đã không làm được. Nhưng Mỹ bắt đầu nhận thấy là đã lầm.
Diệm tuy được đào tạo theo văn hóa phương Tây, nhưng vẫn mang nặng
đầu óc phong kiến, hoàn toàn theo triết lý đạo Khổng, duy trì mọi tôn ti,
trật tự, lễ nghi phong kiến trong gia đình cũng như trong việc trị nước.
Diệm thích giữ tiết tháo của nhà nho. Về những mặt này, Diệm còn bảo thủ,
cố chấp hơn tất cả những kẻ trước kia Mỹ đã gặp. Diệm và Mỹ rất thống
nhất với nhau trong mục đích chống Cộng triệt để. Diệm hiểu rằng muốn
chống Cộng phải dựa vào Mỹ. Và có dựa vào Mỹ, Diệm mới tạo dựng, duy
trì được quyền lực của mình và gia đình mình. Nhưng tới lúc Diệm đã có
quyền lực trong tay, thì ngay cả Mỹ cũng không thể đụng vào. Trong khi
ấy, Mỹ vẫn tưởng: “Ai chi tiền, kẻ ấy điều khiển”!
Ông tổng thống Việt Nam cộng hòa, từ Mỹ về, khi ngồi trong dinh Độc Lập
đã hiện nguyên hình một bậc “phụ mẫu chi dân[2]” thời xưa. Diệm thích
mặc áo dài đen như hồi còn làm việc với Nam triều. Diệm ngồi trên một
chiếc ghế bành, trước mặt là cái bàn tròn và chiếc ghế tràng kỷ. Diệm hay