cậy, từ Biên Hòa tiến về Sài Gòn, và một lực lượng xung kích hỗn hợp từ
Vũng Tàu về, tiến hành bao vây khu vực dinh Gia Long và trại lính Cộng
hòa.
Pháo binh bắt đầu nã dạn đại bác 105 ly vào thành Cộng hòa. Tiếng súng
nhỏ nổ ran ở nhiều nơi trong thành phố.
Những ngả đường tiến vào dinh Gia Long có những đơn vị của lữ đoàn
Liên binh phòng vệ đóng quân, nên tình hình trong dinh vẫn yên tĩnh. Các
sĩ quan cận vệ phải mời nhiều lần, Diệm mới chịu xuống hầm.
Hầm ở dinh Gia Long vừa được xây xong hồi cuối tháng 10, có thể chịu
đựng được đại bác 105 ly. Hầm có đường ăn thông với phòng của Diệm và
phòng của vợ chồng Nhu. Trong hầm có cả buồng ngủ, buồng tiếp khách và
nhà tắm.
Giờ đầu, Diệm và Nhu đều tỏ ra bình tĩnh. Diệm gọi điện thoại cho Nguyễn
Ngọc Thơ, phó tổng thống, khuyên tìm nơi ẩn náu. Nhu cũng lần lượt gọi
điện thoại cho các bộ trưởng, nhắc cố gắng đừng để lọt vào tay quân đảo
chính. Một số bộ trưởng, kể cả bộ trưởng phụ tá Quốc phòng đã nhanh chân
trốn biến. Nhưng cũng có một số nhân vật thân cận nghe tiếng súng nổ, đã
chạy vào dinh, như Cao Xuân Vỹ, Võ Văn Hải... Lát sau, Diệm cho Hải về,
Nhu giữ Cao Xuân Vỹ lại.
Nhu cho bắt liên lạc với các nơi. Biệt khu thủ đô không có người trả lời.
Quân đoàn 3, bộ tư lệnh Hải quân, không quân, Quân đoàn 4... đều không
có người trả lời.
Nhu cảm thấy tình hình phẳng lảnh. Chỉ còn bắt liên lạc được với Quân
đoàn 2 ở Nha Trang. Tướng Nguyễn Khánh tỏ ra sốt sắng: “Ông cố vấn cho
lính ráng giữ. Mấy thằng hắn làm càn. Tôi sẽ cho Quân đoàn 2 phản công”.
Nhưng Khánh ở quá xa. Những lực lượng ở gần như Thủy quân lục chiến,
lữ đoàn Dù, sư đoàn 5, sư đoàn 7 đều mất liên lạc. Lực lượng đặc biệt điều
ra Long Thành đêm qua cũng mất tăm. Nhu bắt đầu bối rối.
Đại bác của quân đảo chính tiếp tục nã dữ dội vào thành Cộng hòa. Thiếu tá
Duệ, tư lệnh lữ đoàn Liên binh phòng vệ báo cáo có nhiều người thương
vong. Từ đài phát thanh Sài Gòn vang lên những khúc nhạc quân hành. Hội
đồng tướng lãnh cách mạng và những người đã theo phe đảo chính lần lượt