nhưng cũng không ít người được ra khỏi trại giam để nhường chỗ cho
những kẻ mới tới. Đó là những chính trị gia, những tướng tá, linh mục, nhà
sư, sinh viên, Phật tử, giáo dân... trước đây đã dính líu, hoặc bị tình nghi
dính líu vào những vụ chống đối, đảo chính định lật đổ chế dộ Diệm. Trong
số người được “giải phóng”, có cả những người đang sống lưu vong ở nước
ngoài, như Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông, Phạm Phú Quốc,
Nguyên Văn Cử... và một số người bị chính quyền Diệm buộc phải rời khỏi
đất nước vì tội thân Pháp từ năm 1955, như tướng Nguyễn Văn Vỹ, trung tá
Trần Đình Lan.
Để duy trì địa vị mới của mình, những người cầm đầu cuộc đảo chính,
ngoài chức vụ thủ tướng phải dành cho Nguyễn Ngọc Thơ theo chỉ thị của
Mỹ, đã chia nhau nắm những vị trí quan trọng. Mình Lớn được thăng
thưởng đại tướng, vừa là quốc trưởng, vừa là chủ tịch Hội đồng quân nhân
cách mạng. Trần Văn Đôn trở thành trung tướng, bộ trưởng bộ Quốc
phòng. Tôn Thất Đính, như lời mặc cả trước đây với tòa đại sứ Mỹ, trở
thành bộ trưởng bộ Nội vụ. Mai Hữu Xuân được đề bạt lên thiếu tướng,
làm tổng giám đốc Tổng nha Cảnh sát kiêm đô trưởng Sài Gòn.
lúc 3 giờ sáng ngày 30 tháng Giêng, một đêm đầu mùa khô oi ả, những hồi
chuông điện thoại liên tiếp đã dựng Trần Văn Đôn khỏi giường ngủ. Viên
đại úy trợ lý của Đôn báo cho y biết biệt thự đã bị nhiều binh lính bao vây
và đang tìm cách đột nhập. Đôn vội quay số điện thoại gọi cho anh rể mình
là tướng Lê Văn Kim:
- Đằng anh có chuyện chi không? Một số binh lính đang bao vây nhà tôi.
Kim trả lời, giọng hốt hoảng:
- Nhà này cũng vậy. Bọn lính tráng này rất lạ mặt. Chú hỏi Đính xem sao.
Bảo Đính phải can thiệp ngay.
Đôn gọi diện thoại tiếp cho Đính.
Giọng Đính ngái ngủ, ngơ ngác:
- Bọn chúng tính mần chuyện chi hề? Tui sẽ tới anh ngay coi tình hình ra
răng.
Đôn vừa đặt ống nghe xuống thì chuông điện thoại lại réo.
Đầu dây đằng kia là tiếng Nguyễn Văn Vỹ, một viên tướng sống lưu vong