đệm đi cho rồi... Người Mỹ chủ trương như vậy. Nhưng, đã được cha Tổng
và ông giáo nhận lời cùng lo chung việc lớn, thì tôi phải trình bày thiệt
hết... Người Mỹ còn cân nhắc xem có nên xóa sạch ngay một lúc tất cả, hay
là để lại một con cá to sau khi đã chặt hết vây đuôi.
Hai Long lái buổi nói chuyện đi vào bàn bạc công việc. Khánh cam kết sẽ
thông báo kịp thời mọi dự kiến của những người đang chuẩn bị phản đảo
chính, và sẽ cộng tác chặt chẽ với Phát Diệm về mọi mặt sau này khi y đã
nắm được quyền lực. Ngược lại, cha Hoàng theo sự gợi ý khéo léo của anh,
đã hứa sẽ ủng hộ về chính trị và tinh thần đối với cuộc phản đảo chính, vì
quyền lợi của quốc gia và của giáo hội. Khánh không tiện qua lại nhà thờ
Bình An nhiều, nên đề nghị mối liên lạc mật thiết giữa những người cầm
đầu phản đảo chính với cha Hoàng sẽ được thực hiện qua trung gian giữa
linh mục Khổng Tiến Giác, phụ tá của Khiêm, và đại tá Albert Nguyễn
Cao, phụ tá của Khánh, với Hai Long.
Khi Nguyễn Khánh ra về rồi, cha Hoàng lầm bầm:
- Thằng Mỹ ngu thật là ngu! Sao một việc lớn như thế, vậy mà Công giáo
từ mình tới Tòa Khâm sứ đều không biết chút nào!
- Thưa cha, phải làm cho họ thấy, nếu không cho ta biết thì ta vẫn cứ biết,
không một việc nào trên chính trường miền Nam mà họ có thể hoàn tất nếu
thiếu sự tham gia của Công giáo miền Nam và của giáo dân Phát Diệm!
Qua buổi nói chuyện, anh nhận thấy Mỹ đã chọn xong lá bài chính trị mới
để thay thế những kẻ cỏ quá trình gắn bó nhiều với Pháp, không được tin
cậy. Những con bài được Cabot Lodge chấm, quá tồi! Khánh bộc lộ rõ tính
chất tham lam, thiển cận, hoạt đầu, luồn lách trơn tuột như rắn. Sự cộng tác
giữa Khánh và Khiêm chỉ có tính chất tạm thời. Khiêm thâm trầm, nhiều
mưu đồ; Khánh thủ đoạn, luôn luôn dìm người khác, không để cho ai hơn
mình. Không thể có sự hợp tác lâu dài giữa hai con người như vậy. Anh đã
có đủ cơ sở nhận định một sự thay đổi nhân sự sắp diễn ra trong chính
quyền miền Nam để báo cáo về Trung tâm.
3.
Cuộc đảo chính lật đổ chế độ Diệm đã đưa hàng loạt người vào nhà tù,