giục Khánh lên máy bay rồi cho nổ máy lăn ra vị trí cất cánh. Cuối đường
băng, đã có khoảng 20 chiếc xe tăng đang tiến vào. Kỳ mở hết tốc lực của
máy bay, cất cánh lướt trên đầu tháp pháo của những chiếc xe tăng.
Chiếc máy bay rời khỏi bầu trời Sài Gòn an toàn. Khánh thở phào nhẹ
nhõm. Nhưng Khánh chưa thực sự yên tâm vì số phận đang nằm trong tay
Kỳ. Kỳ vẫn có thể đưa Khánh trở về trả cho quân đảo chính. Khánh đề nghị
với Kỳ:
- Có lẽ tôi muốn anh đưa tôi lên Đà Lạt. Tôi không biết làm gì bây giờ. Đưa
tôi tới đó rồi anh trở về tự do hành động theo ý của anh.
Kỳ im lặng. Khánh lại nói:
- Tôi dành cho anh toàn quyền giải quyết vụ này.
Kỳ thả Khánh xuống sân bay Đà Lạ, rồi bay trở về hướng nam, hạ cánh
xuống sân bay Biên Hòa. Tại đây, Kỳ triệu tập một cuộc họp nội các và Hội
đồng quân lực. Kỳ không ngờ có tới hơn 40 người kéo đến theo sự triệu tập
của mình. Số đông tỏ ra lo lắng nếu còn để Khánh tiếp tục cầm quyền. Kỳ
ra lệnh đưa một chiếc máy bay lên Đà Lạt đón Khánh về Biên Hòa. Vừa tới
nơi, thấy không khí cuộc họp, biết số phận của mình đã được quyết định,
Khánh lấy khăn tay chấm nước mắt năn nỉ:
- Cho tôi trở về Đà Lạt. Xin để anh Kỳ và tất cả các vị quyết định điều chi
cần phải làm, các vị ủng hộ Phát hay tôi, hay bất kỳ người nào khác cũng
được.
Không ai mời Khánh ở lại. Khánh vội vã rời phòng họp. Kỳ tiễn Khánh ra
máy bay. Khánh rầu rĩ nói:
Nếu anh muốn làm chuyện chi, tôi không thể cản anh. Nhưng anh cũng
đừng quá hấp tấp, và cũng đừng quên chúng ta là bạn, đừng quên những lúc
chúng ta đã sống bên nhau.
Khánh quay về Đà Lạt với bộ mặt thiểu não của kẻ cam chịu thất thế.
Khánh gặp lại Trần Văn Đôn, tác giả của cuộc đả chính Diệm, nguời đã bị
Khánh bắt và quản thúc suốt gần một năm qua. Gần đây, Khánh đã giao cho
Đôn tham gia vào nhóm dự thảo một số quy chế về nhân sự mới cho quân
đội, trong đó có một điểm do Khánh nêu: “cho về hưu tất cả những tướng
lãnh đã phục vụ tại ngũ 25 năm.”. Với việc áp dụng quy chế mới này,