“Thầy Nhã có nhà không?”. Ông nhận xét thầy hiểu biết vững đạo Chúa, có
quan điểm tiến bộ về thần học, phân tích giỏi, biết nhìn xa, có lối suy nghĩ
và hành động khoa học, xứng đáng là một bộ óc của giáo hội Việt Nam.
Thầy cũng có những suy nghĩ sâu sắc về quân sự, nếu được giúp đỡ thêm,
có thể phò trợ tốt cho Thiệu về mặt này.
Với ý định giúp đỡ Hai Long về mặt quân sự, mà anh đã thú nhận sự hiểu
biết của mình còn hạn chế, O’Connor nói cho anh nghe những quan điểm
khác nhau, những ý kiến đang còn tranh luận đối với việc tiến hành chiến
tranh ở Việt Nam, Hai Long tỏ ra là người hiếu học, ham tìm hiểu cặn kẽ,
để có được lập luận vững vàng khi cần thuyết phục Thiệu. O’Connor kể lại
sự mâu thuẫn gữa Walt và Westmoreland trong vấn đề đưa thủy quân lục
chiến Mỹ lên bố phòng ở bờ biển vùng I, vùng II chiến thuật, về những
cuộc hành quân hỗn hợp tại phía nam vĩ tuyến 17 ngay từ tháng 3 năm
1965, v.v... Ông phân tích những điểm cơ bản về chiến lược của Mỹ trong
cuộc chiến tranh hiện nay, thời kỳ bản lề của chiến lược này, và mang tới
cho anh mượn cả những tài liệu nguyên bản để anh có thể tự nghiên cứu
thêm. Ông muốn củng cố ở anh lòng tin vào đường lối tiến hành chiến
tranh của Mỹ ở Việt Nam dựa trên khoa học quân sự hiện đại và những
phương tiện chiến tranh hiện đại của quân đội Mỹ.
3.
Qua một năm, tình hình chính quyền ở miền Nam cực kỳ rối loạn với 7
cuộc đảo chính liên tiếp, đế quốc Mỹ đã nhận ra không còn cách nào hơn là
trao quyền hành cho đám tướng trẻ đang nắm lực lượng trong tay. Tất cả
những tướng lớn tuổi có năng lực, nòng cốt của cuộc đảo chính lật đổ chế
độ Diệm, đều bị gạt ra ngoài. Nhưng quyền hành không thể chia đều cho tất
cả những kẻ có tham vọng. Có những người không thỏa mãn, mầm mống
của đảo chính vẫn còn.
Nguyễn Chánh Thi, người đã tổ chức cuộc đảo chính Diệm bất thành,
người đã tích cực góp phần gạt nhóm Đôn, Kim, Xuân, đưa Khánh lên cầm
quyền nhưng cũng hăng hái hoạt động lật đổ Khánh, được điều khỏi Sài
Gòn đi làm tư lệnh vùng I chiến thuật. Thi rất bất bình, vì thấy mình xứng