Cuối tháng 10, O’Connor gặp Hai Long. Ông linh mục hỏi:
- Tướng Thiệu có ý kiến gì về Hội nghị Manila và cuộc gặp gỡ Johnson ở
Cam Ranh?
- Quyết tâm chống Cộng của ông Thiệu được củng cố rất nhiều. Ông ta
đánh giá đây là một tiến bộ dài so với Hội nghị Honolulu hồi tháng 2. Việt
Nam cộng hòa không còn phải chiến đấu đơn độc.
O’Connor đột ngột hỏi tiếp:
- Ông Thiệu nghĩ gì về những ý kiến của Hồng y Pignedoli?
Hai Long hiểu là mặc dù cả cha Hoàng và anh đều không để lộ những điều
Pignedoli đã nói, nhưng O’Connor vẫn nắm được một phần qua những con
đường khác. Anh cần phải tỏ với O’Connor mình không có gì giấu giếm:
- Tôi không truyền đạt với ông Thiệu tất cả những điều Đức Hồng y
Pignedoli chỉ nói với một vài người đứng đầu giáo hội Việt Nam. Giáo hội
có những nhiệm vụ vì mục đích cao cả của mình, nhưng ông Thiệu cũng có
nhiệm vụ riêng quan trọng của ông, ông ta đang phải tiến hành cuộc chiến
tranh chống Cộng.
O’Connor gật gù tỏ vẻ đồng tình, rồi nói:
- Giáo hoàng Paul VI là người tôi rất sùng kính. Cuộc vận động hòa bình
của ngài đã thu hút hàng ngàn triệu con tim trên trái đất. Nhưng đó là nhìn
chung. Còn Việt Nam đang có những vấn đề riêng của nó. Mưu tìm hòa
bình ở Việt Nam khó khăn hơn nhiều. Với lương tâm của một giáo sĩ, tôi có
thể nói tổng thống Johnson không phải là con người hiếu chiến. Ông và
Giáo chủ Spellman đều không ngừng mưu kiếm hòa bình cho Việt Nam.
Nhưng mọi con đường ông tìm kiếm với Hà nội tới nay đều bế tắc. Nguồn
gốc sâu xa của cuộc chiến tranh tàn khốc này là Cộng sản muốn thôn tính
Việt Nam cộng hòa bằng vũ lực. Việt Nam cộng hòa không đủ sức để tự
bảo vệ nên các quốc gia tự do, đứng đầu là Mỹ phải có trách nhiệm trước
hiểm họa của một dân tộc tự do. Vấn đề hiện nay là phải đánh bại ý chí
xâm lược của Bắc Việt Nam trước khi tìm kiếm hòa bình.
- Là một con chiên của Chúa, tôi không dám phán xét những lời truyền
phán của Đức Thánh cha, nhưng tôi chia sẻ những lo lắng của cha Tuyên
úy. Tôi cũng nhận thấy nếu sớm đánh bại được ý chí xâm lược của Cộng