chọn đúng cậu, mình sướng vô cùng. Ngờ đâu chỉ vì có tờ báo Cứu quốc
bữa đó mà hai đứa chúng mình lại có quan hệ công tác lâu dài với nhau!
- Như vậy là khi khởi đầu cũng như khi kết thúc đều được làm việc trực
tiếp với anh!
- Trước khi vào, mình có về Thái Bình...
Ba Vân đưa cho anh mấy tấm ảnh. Một tấm ảnh có hình bố anh. Ông cụ
cầm cây gậy trúc đứng trước ngôi nhà nhỏ, dáng điệu vẫn quắc thước như
xưa, nhưng mái tóc đã bạc trắng, đôi má hõm sâu. Trong một bức ảnh
kháclà gia đình chú Ba. Chú đã trở thành một trung niên với thân hình
mảnh dẻ, vẻ mặt tư lự, ngồi cùng vợ và bốn đứa con trai, gái lớn, nhỏ trong
ngôi nhà đồ đạc vẫn như ngày anh ra đi. Lần đầu, anh được biết những tin
tức gần nhất và cụ thể nhất về những người thân thiết của mình. Bố mẹ đôi
bên nội ngoại, những người em dâu, em rể mới, những đứa cháu mà anh
chưa hề biết mặt, ngôi nhà của gia đình anh ở làng quê với cây nhãn, khóm
ngâu vẫn đứng vững sau những trận mưa bom trên miền Bắc... Anh không
ngờ ra cứ lần này lại được nhận một món quà vô giá dành cho riêng mình...
Kể qua mọi chuyện về gia đình xong, đồng chí Ba Vân nói:
- Vẫn phải hết sức đề phòng địch kiểm chứng nguồn gốc gia đình cậu ở
miền Bắc sau khi Tá Đen phát hiện. Có thể chúng đã làm rồi, nhưng biết
đâu sau đây chúng còn tiếp tục làm nữa!
Lòng anh chợt se lại. Anh đã hiểu vì sự an toàn của mình, tổ chức vẫn chưa
cho gia đình anh biết vợ chồng anh đã vào Nam vì công tác. Đối với những
người ruột thịt và xóm giềng, anh vẫn chỉ là một cán bộ kháng chiến đào
tẩu chạy theo quân địch! Ngày mới ra đi, anh không bận tâm về chuyện
này. Nhưng sau những năm tháng kéo dài, điều đó đôi lúc trở nên day dứt.
Biết tới ngày nào mọi người mới biết vợ chồng anh đã vì việc nước ra đi...?
Ba Vân như đọc được những ý nghĩ đó của anh:
- Ráng lên, cho mau thống nhất rồi về.
Hai Long cố xua đi nỗi buồn vừa nhói lên trong lòng.
- Anh Ba còn nhớ Tú Uyên, cô học trò của tôi ở phố Duvignaud không?
- Khá nhớ. Suýt nữa thì cậu thành rể của gia đình ông phán.
- Năm trước tôi gặp lại cô ấy ở Đà Lạt.