năng giải quyết những trường hợp phức tạp.
Mấy ngày sau, O’Connor nói lại với Hai Long đã gặp Bunker, đại sứ Mỹ
nói cũng đã nhìn thấy vấn đề và đang cố gắng thu xếp.
Hai Long bảo Hòe nói lại cho Thiệu yên tâm. Nhưng Thiệu vẫn tiếp tục lo
lắng.
Cuộc vận động hậu trường của Bunker đã dẫn tới một phiên họp của Hội
đồng quân lực với trên bốn chục người tham dự. Vấn đề hai ứng cử viên
quân nhân đối với một ghế tổng thống lại được nêu ra.
Cuộc tranh cãi tiếp tục.
- Dân chúng sẽ hiểu đây là dấu hiệu rạn nứt của quân đội!
- Tướng Thiệu nên rút khỏi quân đội, tranh cử với tư cách dân sự!
- Tại sao người rút lui khỏi quân đội là tướng Thiệu mà không phải là
tướng Kỳ?
- Nếu hai tướng cùng tranh cử, số phiếu xẻ đôi, ghế tổng thống sẽ trở lại
với ông già Phan Khắc Sửu!
Băn khoăn này được nhiều người chia sẻ.
Tướng Kỳ nóng mặt:
- Ông Thiệu muốn là ứng cử viên của quân đội thì để ông làm. Tôi sẽ trở về
với nhiệm vụ của tôi trong không quân.
Lời nói của Kỳ không phải không bao hàm một ý đe dọa. Một người lên
tiếng:
- Ông Thiệu ra tranh cử một mình chưa chắc đã thắng phe dân sự. Nếu như
vì tinh thần đoàn kết của quân đội, sao hai ông không đứng chung trong
môt liên danh?
Nhiều người vỗ tay hoan hô.
Kỳ cay đắng chấp nhận đứng liên danh với Thiệu trong cuộc tranh cử.
Nhưng một số tướng trẻ lo ngại khi Thiệu ngồi được vào ghế tổng thống sẽ
thâu tóm mọi quyền hành. Họ đề nghị ra một nghị quyết, nếu liên danh
Thiệu – Kỳ đắc cử thì tổng thống sẽ phải tuân theo ý kiến của quân đội mà
đại diện sẽ là một tổ chức mới được đặt tên là “quân ủy hội” gồm các tướng
lĩnh và sĩ quan cao cấp trong đó có cả tổng thống, phó tổng thống và bộ
trưởng Quốc phòng. Đa số thông qua nghị quyết này. Đây là một điều