- Tôi cũng tự đặt cho mình câu hỏi đó. Lần đầu, ông ta có những nhận xét
như vậy. Ta còn phải tiếp tục nghe thêm ý kiến của những nhân vật Mỹ
khác.
2.
Hai Long cảm thấy lưới của mình chưa bị uy hiếp sau biến cố Tết Mậu
Thân và những cuộc lùng ráp giải tỏa của địch trong nội thành. Nhưng một
dấu hiệu đáng lo lắng đã xuất hiện ở lưới Thắng. Một bác hàng xóm của
Thắng kể lại với vợ anh, gần đây có một người lạ mặt mà chị ngờ là mật vụ
tới hỏi chị rất nhiều về lai lịch của vợ chồng Thắng.
Hai Long bàn với Thắng, phán đoán thời gian qua, Thắng được trao nhiệm
vụ tổ chức một số tổ chiến đấu ở nội thành, anh xuất hiện nhiều tại những
vùng có chiến sự, có thể bọn mật vụ đã nhìn thấy, nên chúng đánh dấu hỏi.
Họ cần theo dõi chặt chẽ, nếu có người trong những tổ chiến đấu do Thắng
phụ trách bị bắt, an toàn của Thắng sẽ bị đe dọa trực tiếp. Nếu chưa có ai bị
bắt, thì Thắng vẫn không ngại sự có mặt của mình ở những nơi có chiến sự,
vì anh là một ký giả. Để hợp thức hóa những hoạt động của mình, Thắng
viết một số bài về cuộc tiến công Tết Mậu Thân ở Sài Gòn, đăng trên mấy
tờ báo.
Hai Long nghĩ tới chuyện sắp xếp công việc cho Huỳnh Văn Trọng. Trọng
vẫn tiếp tục đi lại Tòa đại sứ Mỹ. trong mối quan hệ với những nhân viên
Tòa đại sứ, anh đã có một tư thế mới. Nhưng để chuẩn bị vào Phủ tổng
thống, mấy tháng qua, anh tạm gác việc qua lại với Thắng. Trọng và các
con mất một chỗ dựa trong sinh hoạt hàng ngày. Anh phải đưa hai con nhỏ
gửi đi nơi khác. Anh vẫn chưa có cuộc sống ổn định. Nay ở với người bạn
này, mai ở với người bạn khác. Trọng rất thiết tha đón vợ từ Đà Nẵng vô để
củng cố lại cuộc sống gia đình.
Hai Long bàn với Thiệu:
- Mối quan hệ của ta với Tòa đại sứ Mỹ từ trước tới nay, vẫn dựa vào chỗ
Bernard Trọng, nhưng vì ông Trọng không làm việc ở Phủ tổng thống nên
vẫn là người của Tòa đại sứ hơn là người của ta!
- Tôi đã mấy lần bảo ông Hướng mời ông Trọng vô làm phụ tá cho tôi, đặc