bè của mình ở Mỹ.
Hai Long nói với Trọng đưa Thiệu xem bản dự thảo Kế hoạch bình định và
một số giấy tờ giới thiệu để nâng cao vị trí của anh trước con mắt Thiệu.
Bản phúc trình của Trọng đưa cho Thiệu, gồm 4 phần:
1. Nhận định về lập trường hòa đàm của Hoa Kỳ.
2. Theo dõi chính sách hòa đàm của Hoa Kỳ.
3. Vấn đề tác động tới nhà cầm quyền và cử tri Hoa Kỳ.
4. Lập trường hòa đàm của Việt Nam cộng hòa.
Trọng đã nêu lên sự nhận định, đánh giá, phân tích lập trường, đường lối
của Mỹ từ trước tới nay đối với chiến tranh Việt Nam, dẫn tới cuộc hòa
đàm Paris, dựa trên cơ sở theo dõi lâu dài của anh, những cuộc tiếp xúc trực
tiếp với nhiều yếu nhân trong chính giới Hoa Kỳ, và mối quan hệ chặt chẽ
với Tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn. Anh đề ra những biện pháp cụ thể, phân loại
những nhân vật cần được theo dõi với tên và chức vụ của từng người, và
những việc cần làm để tác động một cách có lợi cho Việt Nam cộng hòa đối
với họ. Anh đề nghị một kế hoạch lâu dài, dược tiến hành bằng những hình
thức chính thức và bán chính thức, có sự hỗ trợ của cơ quan tình báo trung
ương theo chỉ thị của tổng thống.
Nội dung bản phúc trình của Trọng không hạn chế trong nhiệm vụ của
chuyến công du lần này. Nó đã mang lại cho Thiệu nhưng ấn tượng tốt về
anh. Thiệu bắt đầu nhìn Trọng với cặp mắt trọng nể hơn.
4.
Thiệu nhờ người chọn ngày lành tháng tốt và giờ hoàng đạo cho phái đoàn
lên đường. Xem cung cách của vợ chồng Thiệu, Hai Long nhận thấy cả hai
người đều đặt kỳ vọng vào chuyến công du. Ngoài mục đích chính trị và
kinh tế, vợ chồng Thiệu còn trao cho Xuân cả nhiệm vụ chuẩn bị cơ sở đề
phòng khi cần, có thể chuồn ra nước ngoài. Ngày được chọn là mồng 7
tháng 9 năm 1968.
Thiệu yêu cầu Hai Long tổ chức một cuộc gặp mặt để trao nhiệm vụ trước
khi phái đoàn lên đường. Công việc của phái đoàn là điều tra, thăm dò, nên
mọi hoạt động của nó đều được tiến hành lặng lẽ. Thiệu bàn với Hai Long,