Ngọn núi lửa từ từ dịu xuống, nhƣng tình hình chính trị và kinh tế trên hòn đảo vẫn sôi sục -
nhƣ ở phần còn lại của đất nƣớc này. Tại Jakarta, Suharto thay thế Sukarno, và vị lãnh đạo mới
chắc chắn không nƣơng nhẹ với các phe đối lập chính trị giống nhƣ ngƣời tiền nhiệm. Ngay lập
tức, Suharto bắt đầu săn lùng những ngƣời cộng sản, bị coi là, tình nghi là hay có khả năng là
cộng sản, cả những ngƣời khó có thể là công sản và những kẻ ngây thơ lập dị. Chẳng bao lâu,
khoảng hai, ba trăm ngàn ngƣời đã chết, con số này không chính xác, vì rất nhiều ngƣời gốc Hoa
đã bị trục xuất bằng thuyền khỏi Indonesia với tội danh cộng sản và phải hồi hƣơng về Trung
Quốc, nơi họ lại bị đối xử nhƣ bọn tƣ bản.
Khi khói đã tan, không một ai trong số 200 triệu dân Indonesia còn theo ý tƣởng cộng sản (để
an toàn, giờ nó đã bị coi là tội ác). Suharto đã hoàn thành nhiệm vụ và mời chào Mỹ cùng các
nƣớc phƣơng Tây vào chia sẻ sự giàu có của nƣớc mình. Điều đó khiến bánh xe kinh tế chạy,
tình trạng dân sinh tốt hơn, và tốt nhất là cho chính Suharto, chẳng bao lâu giầu đến khó tin. Với
một ngƣời lính bắt đầu sự nghiệp quân ngũ của mình bằng buôn lậu đƣờng thì nó quả thật không
tồi.
Amanda Einstein thấy làm thống đốc không còn hay ho lắm nữa. Có lẽ khoảng 80.000 ngƣời
Bali đã mất mạng bởi tham vọng của chính quyền Jakarta muốn tẩy não ngƣời dân đúng lập
trƣờng.
Trong cơn biến loạn, Herbert thừa dịp về nghỉ hƣu và giờ Amanda cũng định thế mặc dù cô
chƣa đến 43 tuổi. Gia đình cô đã sở hữu đất đai và khách sạn, còn số đôla lớn để khởi nghiệp
giờ đã tăng lên vô số. Nghỉ hƣu là đƣợc rồi, nhƣng rồi cô nên làm gì nhỉ?
- Hay là cô làm Đại sứ Indonesia tại Paris? Suharto hỏi thẳng cô sau khi tự giới thiệu mình
trên điện thoại.
Suharto đã chú ý đến những việc Amanda Einstein làm ở Bali và quyết định kiên quyết cấm
cộng sản địa phƣơng của cô. Thêm nữa, ông muốn có tỉ lệ cân bằng giữa hai giới khi cử đại sứ (tỉ
lệ sẽ là 24-1 nếu Amanda nhận việc).
- Paris à? Amanda Einstein đáp. Nó ở đâu nhỉ?
***