tưởng một cách đơn giản rằng chủ nghĩa thực dân sai, hơn nữa còn nghĩ
rằng các cường quốc thực dân như Anh, Pháp, Hà Lan và Trung Hoa Dân
Quốc quá yếu ở châu Á để có thể làm được nhiều trong cuộc chiến thực sự
chống Nhật Bản". Theo dõi kế hoạch của các cường quốc thực dân, năm
1944 Wedemeyer báo cáo rằng Anh, Hà Lan và Pháp đã có mọi dự định giữ
lại các thuộc địa của họ, và ông cảm thấy, như nhà sử học Bradley Smith đã
tổng kết, "không nghi ngờ gì nữa, chính phủ ba nước đó dứt khoát đã đạt
được một thoả thuận riêng rẽ về những vấn đề này". Để minh chứng,
Wedemeyer dẫn ra việc Pháp huấn luyện lính dù, những người sau đó sẽ
được tha xuống Đông Dương, ở Ấn Độ.
Ông được thuyết phục rằng, những nước đế quốc dự định đòi lại quyền
thống trị thuộc địa của mình sau khi đánh bại Nhật với sự giúp đỡ của Mỹ,
và ông cương quyết đề nghị Mỹ phải xem xét "một cách thận trọng tất cả
những yêu cầu về nguyên vật liệu để đảm bảo chắc chắn rằng người ta có
thể "đẩy mạnh nỗ lực chiến tranh hơn là những mục đích thời hậu chiến".
Có lẽ John Davies, cố vấn chính trị của Stilwell, đã tổng kết khúc triết nhất
những gì nằm trong ý nghĩ của nhiều người Mỹ - những người, theo lời
Roosevelt, "không tiêu hoá được" chủ nghĩa đế quốc: "Tại sao thanh niên
Mỹ lại cần phải chết để tái tạo các đế chế thực dân của Anh cùng các chư
hầu Hà Lan và Pháp của họ chứ?".
Tất nhiên, có những người ở cả trong giời quân sự và chính quyền không
chống đế quốc và vẫn duy trì mối quan hệ tương đối hữu hảo với những đối
tác châu Âu của họ, trong đó có người Pháp. Giám đốc OSS, William J.
Donovan là một trong số những người này. Mặc dù cả Roosevelt và
Donovan đều là người New York và muốn nổi danh trong nước cũng như
quốc tế, nhưng thành phần của hai ông hoàn toàn khác nhau. Trong khi
Roosevelt nhảy cỡn lên với giới tinh hoa châu Âu thì Donovan giao du với