Chiến tranh thế giới 2 đã gắn kết nhiều tầng lớp xã hội, tạo ra thời cơ vàng
cho Hồ Chí Minh và Việt Minh. Năm năm chiếm đóng Hòn ngọc Viễn
Đông thuộc Pháp của Nhật Bản đã làm cho cảnh bần cùng của đại bộ phận
người dân Việt Nam trở nên tồi tệ hơn, và cơ bản làm suy yếu vị thế của
Pháp trong mắt của cả những kẻ thực dân bị quản chế và Đồng Minh.
Ngoài khả năng bảo vệ lập trường chống thực dân, Việt Minh còn có thể
yêu cầu hợp tác với Đồng Minh trong cuộc chiến chống Nhật Bản. Mặc dù
các hoạt động chống Nhật của Việt Minh chỉ nhỉnh hơn hoạt động quấy rối
đối với quân đội Thiên Hoàng, nhưng lại có tác dụng tuyên truyền tuyệt vời
đối với phong trào. Hơn nữa, Việt Minh đã hưởng nhiều thuận lợi từ cuộc
đảo chính của quân Nhật diễn ra vào tháng 3 năm 1945, cuộc đảo chính đã
chấm dứt một cách hiệu quả ách thực dân Pháp trong một thời gian ngắn,
sau đó là thất bại của Nhật, tạo ra một khoảng trống quyền lực mà Hồ Chí
Minh và Việt Minh tiến vào.
Các binh sĩ Mỹ thuộc lực lượng OSS cũng gặp phải, (đôi khi theo đúng
nghĩa đen), tình huống chiến tranh này. Như một phần sứ mạng của họ,
những người được chọn vào OSS thường hoạt động bí mật với nhiều nhóm
kháng chiến ở châu Âu và Thái Bình Dương. Trong Chiến tranh thế giới 2,
quyết định hoạt động với nhiều nhóm như vậy đã bị nghi ngờ. Đặc biệt là
sự cộng tác ngắn ngủi giữa OSS và Việt Minh đã trở thành chủ đề tranh
luận lớn, nhất là sau sự dính líu không thích hợp của Mỹ vào Việt Nam từ
năm 1965 đến 1975. Những bất đồng về việc liệu Hồ Chí Minh có trở thành
một "Tito châu Á" hay đứng về phe Liên Xô hay không đã thu hút sự chú ý
của nhiều học giả. Những ý kiến tranh luận này thậm chí đã xuất hiện trong
các thành viên OSS, những người biết Hồ Chí Minh từ những năm 1940.
Một cựu đặc vụ của OSS cho rằng Hồ Chí Minh "hoàn toàn cứng rắn". Ông