cần thiết mà nhà sử học Robin Winks gọi là "phẩm chất tiên quyết, ở những
người khác. Hai ông cũng hiểu cần phải uỷ quyền cho những người có
"phẩm chất tiên quyết" để thúc đẩy trao đổi, cho dù là để mở rộng sự tham
gia vào Việt Minh và giải phóng Việt Nam khỏi ách cai trị của Pháp hay,
trong trường hợp của Mỹ, để thu thập trên diện rộng tin tức tình báo cho
việc đánh bại Nhật Bản và giải phóng các dân tộc dang sống dưới ách
chiếm đóng tàn bạo của chúng.
Thoạt tiên, cả Hồ Chí Minh và Donovan tuyển mộ một số lượng lớn các
học giả vào tổ chức của mình, đặc biệt là Hồ Chí Minh trong việc thành lập
Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội giữa những năm 1920 và Donovan
trong Ban nghiên cứu và phân tích quan trọng bậc nhất của OSS. Theo
dòng thời gian, tổ chức của cả hai ông đều mở rộng, thu hút một lượng lớn
thành viên thuộc mọi tầng lớp xã hội.
Bất chấp những thành tựu giáo dục nhân viên đặc vụ, cả Hồ Chí Minh và
Donovan đều tin tưởng cao độ vào cộng sự cũng như vào chính bản thân
mình, bởi tin rằng những người chiến đấu sát cánh bên họ phải "can đảm,
dũng cảm và kiên trì", và phải đặt nhu cầu của họ phụ thuộc vào đòi hỏi của
đại nghĩa. Đối mặt với những tiêu chuẩn cao như vậy, hên cho cả Việt Minh
và OSS là thủ lĩnh của họ may mắn có những phẩm chất thu hút quần
chúng - cái làm cho họ trở nên nổi tiếng. Cả hai được xem là những người
lịch thiệp và khó bị chọc giận, có sức thuyết phục và có đầu óc cởi mở, và
trên hết không thể phủ nhận họ có tinh thần ái quốc cùng quyết tâm sắt đá
phụng sừ những nhu cầu cơ bản của dết nước mình. Và không nghi ngờ gì
nữa, Hồ Chí Minh hẳn đã đồng ý với tuyên bố của Donovan vào năm 1941
rằng "Có một sức mạnh tinh thần trong chiến tranh, rằng về lâu về dài nó sẽ
mạnh hơn bất kỳ cỗ máy nào". Hồ Chí Minh mong đợi chiến thắng cuối
cùng - giành độc lập từ tay Pháp - trong khi Donovan quan tâm đến mục