tiêu nhanh chóng đánh bại phe Trục hơn. Nhưng cả hai ông đều tin rằng họ
tiến hành một cuộc chiến hợp đạo lý và chính nghĩa và rằng cuối cùng họ
sẽ chiến thắng.
Tất nhiên, người của Donovan tin họ đang tham gia vào một cuộc chiến
chính nghĩa để giải phóng thế giới khỏi móng vuốt của phát xít Đức và
quân phiệt Nhật. Nhưng chiến tranh kết thúc phần lớn họ thường muốn về
nhà. Tuy nhiên, với các đặc tình của OSS ở Đông Dương thuộc Pháp,
nhiệm vụ của họ vẫn chưa kết thúc ngay cả sau khi Nhật thất trận: họ còn
phải chuẩn bị cho sự đầu hàng chính thức và hồi hương của quân Nhật và
truy lùng những tội phạm chiến tranh. Để thực hiện những mục tiêu của
mình, quân Mỹ trên bộ cần phải hợp tác với người Việt Nam, người Pháp,
Anh và Trung Quốc; và họ thấy sứ mạng của mình bị cản trở nghiêm trọng
bởi những mục đích và lý tường thường trái ngược của các phe nhóm.
Hơn nữa, có lẽ nghĩ rằng mình không thiên vị, nhiều người Mỹ trẻ tuổi đã
dốc lòng cho chủ nghĩa lý tưởng dẫn họ đến kết luận, đặc biệt là sau khi đã
chứng kiến điều kiện sống ở Việt Nam, rằng chủ nghĩa thực dân Pháp cũng
nên bị cáo chung cùng cuộc chiến. Nhiều thành viên OSS tin họ đang hành
động theo ước nguyện của Tổng thống Franklin Roosevelt vốn được biết là
có quan điểm chống chủ nghĩa thực dân Pháp và thậm chí còn đi xa đến
mức đề cập một cách rõ ràng đến tình hình Đông Dương. Ngoài ra, tài hùng
biện của ông trong suốt cuộc chiến và những tuyên bố chính thức của ông,
như Tuyên bố Đại Tây Dương, chỉ làm tăng thêm nhận thức này. Mặc dù
tất cả đều cảm thấy có lý do chính đáng để đồng cảm với người Việt Nam,
nhưng nhiều thành viên OSS tại Việt Nam đã trở thành mục tiêu chỉ trích
gay gắt, nhất là từ phía thực dân Pháp. Những lợi ích và lối sống mà người
Pháp có được, đặc biệt là ở Sài Gòn và miền Nam, đã khiến họ không sẵn
lòng thay đổi đường hướng và lòng căm ghét của mình đối với những đề