OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 181

các nguồn thông tin và báo cáo về chúng của Gordon rõ như thanh thiên
bạch nhật đối với nhiều người, trong đó có OSS và Không đoàn 14. Tuy thế
OSS lại không hoàn toàn thích sử dụng GBT vì có những biểu hiện nào đó
làm cả Coughlin và người tiền nhiệm của ông ta, Donovan, lo lắng.

Trong những lời chỉ trích "Kế hoạch Gordon", Coughlin tính đến quan sát
của chính cá nhân ông ta về từng người trong số ba thành viên cơ bản của
GBT. Coughlin thú nhận rằng ông ta vẫn chưa gặp Frank Tan, nhưng cho
biết ông ta chấp nhận mô tả tính cách Tan "như một người Hoa hoàn toàn
đáng tin cậy" của Gordon. Ông ta còn thêm rằng Tan "phụ thuộc vào
Gordon vì vị trí của mình sau chiến tranh thế giới". Coughlin bình luận, so
với Gordon, Harry Bernard "không sắc sảo bằng", và không có cùng "nghị
lực". Tuy nhiên Coughlin nêu rõ "Bernard mong muốn tột bực được giúp
người Mỹ bằng mọi cách có thể". Điều này trái ngược với Gordon - người
được Coughlin mô tả là "cực kỳ thân Anh" và "suy nghĩ dưới dạng duy trì
Đế quốc Anh". Ông ta bổ sung, "Tôi không hề nghĩ rằng chúng ta nhận
được tất cả những tin tình báo mà ông ấy thu được, nhưng phần chúng ta
nhận được cho đến lúc này cũng đã nhiều hơn những gì đã trả cho sự giúp
đỡ mà chúng ta phải đáp lại"

Donovan cũng nghi ngờ các mối liên hệ của Gordon.

Trong các cuộc trao đổi với tưởng Petchkoff tại Trùng Khánh, Donovan đổ
lỗi cho GBT đã gây ra những hiểu lầm giữa Mỹ và Pháp. Trong các cuộc
điều tra Gordon của mình, đại tá Paul Helliwell, sếp của SI tại tổng hành
dinh OSS ở Côn Minh, lại tìm thấy những điều rất trái ngược. Helliwell báo
cáo rằng Gordon mô tả người Anh gia nhập "FLC bằng nỗ lực của chính
mình, không hề có sự phối hợp chiến trường", và người Pháp "hoàn toàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.