OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 185

Dương bất trị nhất - ít nhất cũng là trong mắt người Pháp - có thể dẫn đến
những kết quả tình báo mà người Mỹ cần. Kết luận tiếp theo của Fenn có
thể gây phiền toái cho lãnh đạo GBT, một số thành viên OSS và cuối cùng
là cả hai chính phủ Anh, Mỹ. Bất kể điều đó có xảy ra, Fenn cũng tác động
đến những sự kiện không cân xứng với vai trò bình thường không đáng kể
của ông; cả người chỉ trích và người thán phục đều cho là Fenn đã ủng hộ
Hồ Chí Minh trở thành nhà lãnh đạo tuyệt đối của Việt Minh năm 1945.
Những kẻ gièm pha đổ lỗi cho ông, ít ra cũng ở một giới hạn nào đó, về sự
mạnh lên của Việt Minh, thất bại sau đó của Đế chế Pháp trước những
người cộng sản và thậm chí cả những khó khăn mà Mỹ gặp phải ở nước
này. Phái ủng hộ thấy Fenn có đôi chút nhìn xa trông rộng, người đã nhận
ra sức mạnh và ý chí của Hồ Chí Minh và phong trào Việt Minh của ông
ngay từ đầu, người đã làm cho những lý lẽ của mình được chú ý lẽ ra đã có
thể ngăn chặn những tổn thất to lớn về nhân mạng cho tất cả các bên từ
năm 1946 đến 1975.

Charles Fenn sinh năm 1909 tại Vương quốc Anh. Năm 17 tuổi ông lên
đường ra biển làm phụ trách tiếp viên hạng vé du lịch trên tầu Aquitania
của Hãng R.M.S. Sau khi làm việc được 5 năm trên cương vị đó ông di cư
tới Mỹ, định cư tại Philadelphia. Không lâu sau ông được nhập quốc tịch
Mỹ và bắt đầu làm chân chào hàng dệt may. Dù thành đạt ở nghề này
nhưng cuộc hôn nhân của ông với hoạ sĩ nổi tiếng Marion Greenwood đã
khuyến khích ông khám phá thêm khía cạnh nghệ thuật của mình. Ông trở
thành phóng viên ảnh cho tạp chí ảnh Friday và đến năm 1940 ông lên
đường sang Trung Quốc chụp ảnh hậu quả của sự chiếm đóng của Nhật
Bản.

Hình thức của tờ Friday cũng tương tự như tạp chí Life, nhưng tính đại
chúng của Life và những quan điểm chính trị cánh tả của Friday đã ngăn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.