Ngày 7 tháng 3 năm 1945, tướng Wedemeyer nhận thông tin bổ sung về
chính sách liên quan đến thuộc địa Pháp khi ông và Patrick Hurley, đại sứ
Mỹ tại Trung Quốc, tiếp kiến Roosevelt. Cả hai ông ra về với "những chỉ
thị rõ ràng về những gì họ không thể làm tại Đông Dương". Tuy nhiên
những gì họ có thể làm lại vẫn mơ hồ. Nhà sử học Stein Tonnesson đã đặt
ra một câu hỏi khó: "Có nên đổ chuyện này chỉ cho điều kiện sức khoẻ yếu
của Roosevelt không, hay Tổng thống đã cố ý giành thế chủ động ở Đông
Dương cho Nhật? Vì mục đích của Roosevelt là đặt Đông Dương dưới sự
uỷ trị quốc tế nên phải cám dỗ để Nhật làm cái việc thủ tiêu chế độ thuộc
địa".
Câu hỏi liệu Roosevelt có cố ý giành "thế chủ động" cho Nhật hay không sẽ
vẫn còn để ngỏ cho các phỏng đoán. Nhưng bất chấp ý định của Roosevelt,
trên thực tế, những hành động của ông đã bật đèn xanh cho Nhật loại bỏ
quyền lực của Pháp. Dĩ nhiên việc Chennault hiểu chính sách về Đông
Dương của tổng thống như đã chỉ thị cho ông qua các mệnh lệnh đến từ
Wedemeyer đã đem đến cho ông một vài lựa chọn đối với người Pháp, cốt
lõi là cứ để họ cuốn theo chiều gió. "Tôi đã thi hành triệt các mệnh lệnh",
Chennault nhớ lại, "nhưng tôi không thích ý tưởng để mặc người Pháp bị
tàn sát trong rừng khi tôi chính thức bị buộc phải làm ngơ trước hoàn cảnh
khó khăn của họ". Ông kết luận, "Chính phủ Mỹ muốn thấy người Pháp bị
tống cổ khỏi Đông Dương bằng vũ lực có thế vấn đề tách họ khỏi thuộc địa
sau chiến tranh mới dễ dàng hơn". Tuy nhiên, cho dù người Pháp không
nhận được viện trợ của Mỹ như hy vọng, nhưng không phải là họ không có
lựa chọn. Tầu thuỷ và máy bay vận tải Mỹ tránh người Pháp, nhưng hàng
viện trợ của Anh từ Calcutta đã đến tay một số lính Pháp chạy nạn. Các
chuyến tiếp tế đường không đã thả xuống nào súng, nào lựu đạn và súng
cối. Cho dù rõ ràng dây là hàng tâm lý, nhưng những chuyến thả dù hoá ra
lại có rất ít giá trị đối với vài người sống sót, bởi sức lực đã giảm sút nên họ
buộc phải bỏ bớt gánh nặng đang cõng trên lưng mình. Những người khác