OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 257

ngày sau đảo chính, cả hai tổ chức này nhanh chóng rà soát lại những lựa
chọn của họ. Trái ngược với vẻ bề ngoài, mạng lưới của GBT không hoàn
toàn sụp đổ, mặc dù Bernard và Fenn phải bắt đầu thiết lập lại nó với rất ít
thông tin về tình hình của các điệp viên của họ tại Việt Nam. Còn với OSS,
các điệp viên người Pháp dường như vân là lựa chọn khả thi. Đội Gorrilla
đã nhảy dù vào vị trí quân Pháp rút lui, và Trung uý Ettinger đã có quan hệ
với lực lượng của Sabattier. Nhưng với thực tế người Pháp rõ ràng đã bị
đẩy xa hơn khỏi cuộc chơi, OSS buộc phải tìm những nguồn thông tin khác
từ bên trong Việt Nam.

Trong tiểu sử Hồ Chí Minh và trong chính hồi ký của mình, Charles Fenn
đã nhớ lại "những lời yêu cầu" khẩn thiết của cả Wedemeyer và Hải quân
Mỹ vào ngày sau đảo chính.

Cả Wedemeyer lẫn Hải quân Mỹ đều lặp lại rằng họ cần các báo cáo thời
tiết và thông tin về các mục tiêu, lực lượng phòng không và hoạt động
chuyển quân của Nhật. Fenn sau đó được chỉ thị phải khởi động mạng lưới
tình báo mới, sử dụng "người bản xứ nếu cần thiết!". Fenn đã suy tính về
lựa chọn này, nhưng với ông điều khó xử không phải là liệu có nên sử dụng
"những người bản xứ" hay không, mà là sử dụng những người bản xứ nào:
"Trời mới biết có thể tin ai đó", ông tuyên bố.

Chắc chắn GBT không phải nhóm đầu tiên và cũng không phải nhóm cuối
cùng quả quyết rằng không thể tin được người Đông Dương. Nhưng Fenn
đã đi tới kết luận này dựa trên kinh nghiệm tập hợp thông tin tình báo trước
đó của mình. Tháng 11 năm 1944, Fenn công bổ một tài liệu cho OSS có
tên "Đông Dương thuộc Pháp - Tin tức tình báo về quyền lợi đặc biệt đối
với MO"
. Trong báo cáo này Fenn tập trung chủ yếu vào người Nhật, người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.