Pháp và tình hình tổng thể tại khu vực, nhưng ông cũng bình luận về người
Việt Nam nữa. Theo ông, vào thời điểm đó, "người bản xứ" không "đặc biệt
chống Nhật". Nhưng họ cũng nhận ra rằng người Nhật phải "chịu trách
nhiệm về nạn khan hiếm hàng hoá, thuế má cao và các cuộc tấn công của
quân Đồng Minh, bất chấp những luận điệu khôn ngoan của Nhật nhằm gắp
lửa vào tay Pháp". Hơn nữa, Fenn báo cáo rằng "không thể bỏ qua nhận xét
của người Pháp và người An Nam rằng về mọi mặt Nhật Bản đều thua kém
Mỹ, cả về nguyên liệu và sản xuất thành phẩm. Điều này làm dấy lên thái
độ "Làm sao người Nhật có thể chiến thắng với năng lực kém hơn như
vậy?" Mặc dù điều này có thể lý giải cho tỷ lệ thành công thấp của người
Nhật trong nỗ lực lôi kéo người Đông Dương vào sự nghiệp của họ nhưng
Fenn đã đi đến một kết luận khác. Ông phát biểu một cách đơn giản rằng
người Nhật thất bại vì "Người An Nam không muốn làm gì liên quan đến
chiến tranh". Dựa trên giả định này, không khó để hiểu được sự dè đặt của
Fenn trong sử dụng các điệp viên người Đông Dương.
Không có dấu hiệu nào cho thấy quan điểm của Fenn thay đổi trong hai
tháng tiếp đó. Tuy nhiên, theo đề xướng của OSS tại Côn Minh, Fenn đã
chất vấn "Jo-Jo", một điệp viên người Hoa của GBT, về khả năng sử dụng
người Việt Nam "thâm nhập vào Đông Dương cùng điện đài". Không hề
ngạc nhiên, Jo-Jo đáp rằng có lẽ họ nên tìm một số người Hoa làm việc này.
"Thậm chí nếu có người An Nam sử dụng được điện đài thì chúng ta cũng
không nên dùng họ", Jo-Jo nói. "Trước đây chúng ta đã thử làm việc này vì
lợi ích của chính mình, thậm chí còn trang bị vũ khí cho họ. Nhưng khi
chúng ta một lần nữa đồng ý công nhận Pháp là một cường quốc với nhà
lãnh đạo là de Gaulle, thì chúng ta cũng phải chấp nhận không trợ giúp
người An Nam".
Khi Fenn cân nhắc vấn đề tìm kiếm những điệp viên thích hợp trong những