OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 261

và tiếng Việt". Với sự giúp đỡ của Jimmy, 12 điệp viên mới người Việt đã
được đưa tới Đông Dương trong tháng 7 năm 1944. Một nhóm 12 điệp viên
nữa được đưa vào Bắc Việt Nam trong tháng 10. Cũng qua Jimmy, liên lạc
với một điệp viên mới có mật danh là "Jean" được thiết lập. Người này theo
Glass mô tả, có "mối quan hệ mật thiết với các đu kích bản xứ tại hai tỉnh
miền núi phía bắc Bắc Kỳ là Hà Giang và Yên Bái".

Tháng 10 năm 1944 Glass viết cho cấp trên của mình, đại tá Hall, để hỏi
thêm thông tin về việc huấn luyện thêm hai nhân viên điện đài người Việt,
và lưu ý đại tá rằng hai người này đã chờ đợi từ tháng 8 để bắt tay vào "sự
nghiệp của chúng ta". Ông báo cáo, các điệp viên đang làm việc cho ông ở
ngoại ô Kweihsien phía Nam Trung Quốc đã bắt đầu gửi tin về từ ngày 13
tháng 10, và bổ sung, "những kết quả ban đầu có vẻ rất thú vị". Từ lá thư
ngắn gọn của Glass, không thể biết rõ ông đã biết chính xác những gì về
định hướng chính trị của các điệp viên của mình. Trong thư gửi Hall, Glass
chỉ viết rằng dù ông không biết tên hai người đang chờ huấn luyện nhưng
có thể liên lạc với họ thông qua "Ông Phạm Việt Tú hay Phạm Minh Sinh".
Mặc dù Glass hầu như không hoàn toàn coi trọng mối quan hệ với Phạm
Việt Tú (bí danh Phạm Tuân) vào thời điểm đó, nhưng Tú không phải là
một điệp viên bình thường. Ông là phái viên của Việt Minh cử tới phái
đoàn Mỹ và Pháp tại Côn Minh.

Cho dù những mối liên hệ đầu tiên giữa Việt Minh và người Mỹ chỉ bắt đầu
từ đầu tháng 12 năm 1942, khi Việt Minh tới Đại sứ quán Mỹ nhờ giúp giải
thoát Hồ Chí Minh ra khỏi nhà tù Trung Quốc, nhưng kết quả chẳng đáng
là bao.

Tuy nhiên, điều này không làm tiệt tan những hy vọng của Việt Minh. Với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.