OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 266

Mặc dù OSS không biết gì trong một thời gian khá dài nhưng Nguyễn Ái
Quốc, người mà họ cho rằng đang theo đuổi sự nghiệp chống Nhật năm
1943, lại chính là người có một bí danh mới mà Fenn bắt đầu xem xét liên
hệ một cách nghiêm túc cả trên cương vị điệp viên vào tháng 3 năm 1945.
Nếu Fenn nhận ra điều này vào thời điểm đó thì mối quan hệ của ông với
Hồ Chí Minh có thể đã khác.

Lần đầu tiên Fenn đề cập tới Hồ Chí Minh là tại một trong các báo cáo của
ông vào tháng 10 năm 1944. Cùng những thứ khác, Fenn đã cung cấp hồ sơ
cuộc đối thoại với tướng Chen, cố vấn quân sự cho George Wou tại Vùng
Chiến thuật 4 Trung Quốc, trong đó ông đã khám phá ra ý tưởng làm việc
với "những người An Nam". Chen đã từng bác bỏ ý kiến sử dụng người
Việt bởi vì, "không một người An Nam nào giúp chúng ta chống Nhật mà
không hy vọng chúng ta sẽ giúp họ chống lại Pháp, kể cả bây giờ hoặc sau
này". Dù có vẻ kiên quyết phản đối, nhưng Chen cũng nói rõ tuyên bố
trước đây của mình: "Một số người cộng sản trẻ tuổi có thể giúp chúng ta
việc này. Hành động của họ trong FIC, như các điệp viên người Hoa đã báo
cáo, cho thấy một hiệu quả nhất định và chủ yếu chống lại Nhật hơn là
chống Pháp". Nhưng Chen lại một lần nữa nhấn mạnh ý kiến của ông ta:
"Những người cộng sản này có thể có liên hệ với Diên An (căn cứ của
những người cộng sản Trung Quốc) và do đó một vấn đề chính trị sẽ nảy
sinh giữa Mỹ và Trung Quốc nếu chúng ta giúp họ".

"Có một", Fenn nói thêm trong báo cáo của ông về cuộc đối thoại đó,
"người An Nam tên là Hu Tze-ming (nguyên văn) đứng đầu nhóm Chống
xâm lược Quốc tế (Chống phát xít là người mà chúng ta có thể sử dụng
được". Không rõ rằng liệu tướng Chen hoặc Charles Fenn có liên tưởng rõ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.